go789 game bài đỉnh cao Nền tảng đáng tin cậy

Đại học Hoa Sen
VI EN

Giáo dục đại học Việt Nam có thể thuộc nhóm 80/196 của thế giới

Trong các bảng xếp hạng về hệ thống giáo dục đại học quốc gia, Việt Nam vẫn chưa có mặt, dù các nước trong khu vực như Thái Lan, Malaysia đã “góp tên” ở những tốp 50. Tuy nhiên, với sự xuất hiện của 2 đại học quốc gia vào top 1.000, có thể đánh giá hệ thống đại học của Việt Nam thuộc vào nhóm 80/196 của thế giới.

Thông tin này được nhóm nghiên cứu của GS Nguyễn Hữu Đức, Phó Giám đốc ĐHQG Hà Nội, đưa ra tại hội thảo về “chuẩn hóa và hội nhập quốc tế” do Ủy ban Văn hóa – Giáo dục – Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội tổ chức ngày 17/8.

”Giáo dục đại học Việt Nam có thể thuộc nhóm 80/196 của thế giới”

GS Nguyễn Hữu Đức báo cáo tại hội thảo. Ảnh: Nguyễn Thảo

Chưa có mặt ở sân  U21

Universitas21 là một mạng lưới các đại học nghiên cứu toàn cầu, được thành lập từ năm 1997. Bảng xếp hạng hệ thống giáo dục của các quốc gia U21 do Viện Nghiên cứu Ứng dụng Kinh tế và Xã hội thuộc Đại học Melbourne từ năm 2012, xếp hạng top 50 quốc gia hàng đầu thế giới.

Trong kết quả xếp hạng mới nhất năm 2018, đối với từng lĩnh vực (đã được chuẩn hóa), Serbia là quốc gia số 1 về Nguồn lực; Hoa Kỳ là quốc gia số 1 về Môi trường chính sách; Ukraine là quốc gia số 1 về Năng lực kết nối và Serbia là quốc gia số 1 về Kết quả đầu ra.

Trong bảng xếp hạng tổng thể, top 5 quốc gia hàng đầu thế giới lần lượt là Phần Lan, Vương Quốc Anh, Serbia, Đan Mạch và Thụy Điển. Ngoài ra, Hoa Kỳ trong bảng xếp hạng tổng thể có thứ hạng 15, Ukraine có thứ hạng 22.

Theo kết quả này, khu vực ASEAN có mặt tên 4 quốc gia: Singgapore (thứ 10), Malaysia (thứ 28), Thailand (thứ 42) và Indonesia (thứ 48) (bảng 2). Việt Nam chưa có mặt.

”Giáo dục đại học Việt Nam có thể thuộc nhóm 80/196 của thế giới”

Vắng bóng ở bảng xếp hạng QS

Bên cạnh việc xếp hạng các trường đại học, từ năm 2016 tổ chức xếp hạng QS cũng xếp hạng tiềm lực của các hệ thống giáo dục đại học theo 4 tiêu chí: Thứ hạng trung bình của các trường đại học của một quốc gia trong bảng xếp hạng top 500, Số cơ hội cho sinh viên được học ở trường đại học tốt nhất; Vị trí và năng lực dẫn dắt của trường có xếp hạng cao nhất; So sánh hiệu quả đầu tư của quốc gia theo GDP.

 Theo kết quả xếp hạng năm 2018, khu vực ASEAN có 5 quốc gia góp mặt. Đó là: Malaysia (thứ 28), Singapore (thứ 29), Thailand (thứ 38), Indonesia (thứ 39) và Philippine (thứ 45). Một lần nữa, Việt Nam cũng chưa thể góp mặt.

VN đang nằm ở bẫy năng suất nghiên cứu và mức độ quốc tế hóa

Theo nhóm nghiên cứu, năm 2018, trên bình diện thế giới, Việt Nam đã có 2 đại học quốc gia lọt vào “top 1.000” của bảng xếp hạng các trường đại học QS. Trong khu vực châu Á, Việt Nam có tên 5 cơ sở giáo dục đại học: ĐHQG Hà Nội (139), ĐHQG TP.HCM(142), Trường ĐH Bách khoa Hà Nội (291-300), Trường ĐH Cần Thơ (301-350) và ĐH Huế (351-400).

Còn nếu so sánh ĐHQG Hà Nội với các trường trong “top 400 châu Á”, kết quả mới chỉ nhích qua mức trung bình một ít, khoảng 5%.

Phân tích chi tiết kết quả xếp hạng của từng tiêu chí, có thể thấy rằng ĐHQG Hà Nội nói riêng và các trường đại học Việt Nam nói chung đang nằm ở bẫy năng suất nghiên cứu và mức độ quốc tế hóa.

Nhóm nghiên cứu nhìn nhận rằng, với sự xuất hiện của 2 đại học quốc gia vào top 1.000, có thể đánh giá hệ thống đại học của Việt Nam thuộc vào nhóm 80/196 của thế giới.

”Giáo dục đại học Việt Nam có thể thuộc nhóm 80/196 của thế giới”

Tỷ lệ mức độ uy tín học thuật và uy tín đối với các nhà tuyển dụng của các đại học Việt Nam thấp hơn các trường đã nêu rất nhiều. Tựu chung lại, kết quả xếp hạng của các đại học Việt Nam rất thấp.

Khi so sánh với kết quả xếp hạng của các trường đại học top đầu trong khu vực ASEAN, chất lượng các công trình công bố (đánh giá qua số lượng trích dẫn) của ĐHQG Hà Nội và ĐHQG TP.HCM “về cơ bản so sánh được với các trường tốp đầu của các quốc gia trong khu vực, nhưng năng suất nghiên cứu của ta thấp hơn”.

Ngoài các nguyên nhân về bẫy mức độ nghiên cứu và quốc tế hóa, tỷ lệ về mức độ uy tín học thuật và uy tín đối với các nhà tuyển dụng thấp còn phản ánh mối quan hệ giữa hệ thống giáo dục đại học và các bên liên quan, về mô hình và cơ chế vận hành của các trường đại học Việt Nam, trong đó cơ chế thị trường và mục tiêu đáp ứng yêu cầu của các bên liên quan chưa được quan tâm đúng mức.

Nhóm nghiên cứu cho rằng để giải quyết những vấn đề này cần có các năng lực:  thích ứng với xu thế chuyển đổi của giáo dục đại học thế giới, tổ chức đào tạo theo định hướng khởi nghiệp, nghiên cứu hàn lâm định hướng đổi mới sáng tạo, xây dựng đại học số hóa,  thực hiện chức năng thứ ba của giáo dục đại học.

Trong tham luận của mình, GS. Nguyễn Hữu Đức kết luận: Để sự phát triển giáo dục đại học có tính bền vững, cần xây dựng chiến lược theo hướng chuẩn hoá, xác định chỉ tiêu phát triển theo hướng hội nhập và được đánh giá, đối sánh với các quốc gia trên thế giới.

”Giáo dục đại học Việt Nam có thể thuộc nhóm 80/196 của thế giới”

Báo cáo của ông Dilip Parajuki, đến từ Ngân hàng Thế giới

Còn tại báo cáo mở đầu hội thảo, ông Dilip Parajuli (WB Việt Nam) giới thiệu một “chỉ số xếp hạng” khác về chất lượng giáo dục đại học Việt Nam. Đó là thứ hạng 84/137 theo một chỉ số cạnh tranh toàn cầu năm 2017-2018. Theo ông, nguyên nhân chính của thứ hạng thấp này là do các chính sách đang kìm hãm sự “bùng nổ” của các trường đại học. VN cần cởi bỏ “chiếc áo dập khuôn” trong việc quản lí về mặt tài chính và hành chính ở các trường để phát triển.

Phát biểu sau phiên thảo luận sáng nay, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho hay, theo một số đánh giá có tính tổng hợp và suy luận, giáo dục đại học Việt Nam đứng thứ khoảng 80 trên thế giới, trong khi phổ thông đứng thứ 50. Ông nói vui “giáo dục đại học ở mức độ nào đó, hãy phấn đâu theo đuổi các “em” giáo dục phổ thông”.

Nguyễn Thảo

Nguồn bài báo: truy cập

Facebook Youtube Tiktok Zalo