go789 game bài đỉnh cao Nền tảng đáng tin cậy

Đại học Hoa Sen – HSU
VI EN

Gặp gỡ Hoa Sen 2014

Trước xu thế toàn cầu hóa dẫn đến thị trường lao động đương nhiên sẽ có nhiều thay đổi. Cụ thể từ năm 2015, Việt Nam sẽ chính thức trở thành một thành viên của Cộng đồng kinh tế ASEAN. Bước ngoặt này sẽ tạo ra nhiều cơ hội nhưng đồng thời, lực lượng lao động trẻ Việt Nam cũng có nhiều thách thức. Họ không chỉ cạnh tranh với nhau mà còn phải cạnh tranh khốc liệt với lao động đến từ các quốc gia Đông Nam Á khác ngay trên “sân nhà” của mình. Để có thể đủ sức bước vào cuộc cạnh tranh này, các bạn trẻ phải chuẩn bị hành trang gồm cả kiến thức, kỹ năng sống và làm việc trong một môi trường đa quốc gia.

Đáp ứng một yêu cầu chính đáng của xã hội, chủ đề buổi gặp gỡ Hoa Sen năm 2014 được tổ chức ngày 1/3 vừa qua, đã đặt ra một vấn đề hết sức thiết thực: “Phát triển năng lực hội nhập quốc tế của sinh viên”.

Toàn cảnh buổi gặp gỡ Hoa Sen 2014

Đây là chương trình gặp gỡ thường niên của đội ngũ sư phạm Hoa Sen với các thân hữu, đối tác. Tham gia giao lưu, ngoài sự hiện diện của Ban Giám hiệu, các Trưởng Khoa, Trưởng Bộ phận, giảng viên, nhân viên, sinh viên của Đại học Hoa Sen, còn có sự tham gia của những khách mời hiện đang là thân hữu, đối tác của trường trong nhiều năm qua.

Trong không khí thân tình, cởi mở, buổi gặp gỡ Hoa Sen 2014 đã ghi nhận được nhiều ý kiến đóng góp chân thành và những lời khuyên bổ ích của các vị khách mời đến từ các đơn vị giáo dục cũng như doanh nghiệp và các vị thân hữu lâu năm của Đại học Hoa Sen.

Cần “cái bắt tay” giữa nhà trường và doanh nghiệp

Trong buổi gặp gỡ Hoa Sen 2014, TS. Phạm Quốc Lộc – Trưởng Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa học Trường Đại học Hoa Sen đã trình bày ngắn gọn mang tính chất đề dẫn về nhu cầu doanh nghiệp và năng lực hội nhập của sinh viên hiện nay. Theo TS. Lộc, đã đến lúc tạo ra một cầu nối giữa doanh nghiệp –nhà trường-sinh viên –phụ huynh, trong đó mắt xích liên kết đào tạo giữa doanh nghiệp và nhà trường đóng vai trò hết sức quan trọng.

TS. Phạm Quốc Lộc trình bày nhu cầu doanh nghiệp và năng lực hội nhập của SV

Đồng tình với quan điểm này, bà Lê Thanh Mỹ – Nguyên Phó trưởng ban Quản lý khu công nghệ cao TP.HCM, nguyên Phó ban Quản lý, nguyên Giám đốc Trung tâm đào tạo khu công nghệ cao TP.HCM chia sẻ: “Doanh nghiệp, nhà tuyển dụng chính là những người sẽ sử dụng sản phẩm đầu ra của giáo dục, và họ mới hiểu rõ mình cần những nhân viên như thế nào. sinh viên ra trường còn thiếu, yếu những kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp gì…Vì vậy, nhà trường nên bắt tay cùng doanh nghiệp, nhà tuyển dụng, cụ thể các doanh nghiệp sẽ tham gia góp ý, hoàn thiện chương trình đào tạo, thực tập của sinh viên với tư cách là hội đồng cố vấn đào tạo của trường”.

Bà Lê Thanh Mỹ phát biểu

Hiện nay, Đại học Hoa Sen, sinh viên đã kết nối khá chặt chẽ với doanh nghiệp thông qua 2 kỳ thực tập nhận thức và thực tập tốt nghiệp của sinh viên. Ngoài ra, trường cũng thường xuyên mời các doanh nghiệp, nhà tuyển dụng đến giao lưu, tư vấn nghề nghiệp cho sinh viên, cũng như tổ chức hội nghị doanh nghiệp, thực hiện khảo sát nhu cầu doanh nghiệp…Ghi nhận ý kiến của bà Thanh Mỹ, TS. Bùi Trân Phượng- Hiệu trưởng Trường Đại học Hoa Sen cho biết: “Năm học tới, Đại học Hoa Sen sẽ xem xét việc thành lập hội đồng cố vấn đào tạo của trường hoặc ít nhất, bước đầu, sẽ xây dựng hội đồng cố vấn đào tạo ngành/khoa và doanh nghiệp. Nhà tuyển dụng sẽ là những thành viên chủ chốt. Ngoài ra, nhà trường sẽ khảo sát số lượng giảng viên đã từng làm việc tại doanh nghiệp, qua đó có thể cải tiến chương trình đào tạo sao cho sát với nhu cầu thực tiễn của doanh nghiệp hơn nữa”.

Năng lực ngoại ngữ: Chìa khóa để hội nhập

Tiếp nối chương trình là chủ đề “phát triển năng lực hội nhập của sinh viên”. TS. Nguyễn Lưu Bảo Đoan – Trưởng phòng Hợp tác quốc tế Đại học Hoa Sen cho rằng, năng lực ngoại ngữ chính là chiếc chìa khóa vàng để sinh viên hội nhập. Chính vì vậy, tại Đại học Hoa Sen, bên cạnh các chương trình quốc gia được giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Việt, sinh viên được khuyến khích đăng ký môn học bằng tiếng Anh, tham gia các học kỳ trao đổi với sinh viên quốc tế…Đặc biệt, từ năm 2009, sinh viên bắt buộc phải đạt được yêu cầu ngoại ngữ tối thiểu mới được xét tốt nghiệp.

TS. Nguyễn Lưu Bảo Đoan trình bày năng lực hội nhập quốc tế của sinh viên

 Ngoài ra, trong chương trình đào tạo của ĐH Hoa Sen, sinh viên còn được học các môn có tính chất giao tiếp trong môn trường đa văn hóa, liên văn hóa như: Giao tiếp liên văn hóa, Văn hóa Anh –Mỹ. Các buổi hội thảo mở rộng đa lĩnh vực về vấn đề thời sự, khoa học, giáo dục…đã được tổ chức với sự tham gia diễn giả nước ngoài đã thu hút nhiều sinh viên tham dự. Qua đó, nâng cao khả năng tri nhận về vấn đề văn hóa và những vấn đề mang tính chất toàn cầu cho sinh viên. Theo TS. Đoan, một sinh viên có năng lực hội nhập quốc tế (global competency) là sinh viên có khả năng ngoại ngữ và có hiểu biết về môi trường đa văn hóa, liên văn hóa.

Kỷ luật lao động: Không thể thiếu

Bàn về năng lực hội nhập của sinh viên, bà Lê Thanh Mỹ cho rằng, sinh viên Việt Nam ra trường có trình độ văn hoá, chuyên môn và tay nghề, ý chí và nghị lực không thua kém thanh niên các nước trong xu thế hội nhập hiện nay. Tuy nhiên, sinh viên Việt Nam còn thua xa các nước tiên tiến về kỷ luật lao động và sự chính xác cần thiết. Chính vì vậy, nhiều doanh nghiệp hay phàn nàn về sự thiếu chuyên nghiệp của sinh viên, thậm chí, có doanh nghiệp phải tốn rất nhiều thời gian để đào tạo lại.

Ngoài ra, vấn đề về đạo đức nghề nghiệp cũng là “hành trang” quan trọng mà doanh nghiệp mong muốn một sinh viên tốt nghiệp ra trường cần có và phải có nhưng lâu nay nhà trường quên rèn luyện cho sinh viên hoặc có nhưng chưa được quan tâm đúng mức.

Bản lĩnh và trách nhiệm

Theo GS.TS. Lê Vinh Quốc, ĐH Sư Phạm TP.HCM, sinh viên Việt Nam hiện nay còn tự ti và chưa dám khẳng định “cái tôi” trong quá trình hội nhập. Sinh viên không dám xưng “tôi” bởi chịu ảnh hưởng từ văn hóa “tôn ti” của người Việt.

Nhiều khách mời chia sẻ, thực tế cho thấy hiện nay nhiều sinh viên và ngay cả giảng viên vẫn chưa quen với việc trò xưng “tôi” trong giao tiếp. Trong khi ở nước ngoài, khi sinh viên xưng “tôi”, vị thế của sinh viên được nâng lên và khoảng cách giữa người dạy và người học qua đó cũng được rút ngắn.

Ở khía cạnh khác, bà Bùi Thanh Hương -Giám đốc nhân sự khách sạn InterContinental Asiana Saigon cho rằng văn hóa xưng hô trong công việc không nên cứng nhắc mà cần có sự vận dụng “linh hoạt” đúng nơi, đúng chỗ. Theo bà, trong công việc đôi lúc chúng tôi cần nhân viên bản lĩnh và tự tin xưng “tôi”, từ đó, thấy được tinh thần trách nhiệm “dám làm, dám chịu” của nhân viên.

Bà Bùi Thanh Hương -Giám đốc nhân sự khách sạn InterContinental Asiana Saigon góp ý về văn hóa xưng hô trong công việc

Bàn thêm về vấn đề này, GS. Cao Huy Thuần cho rằng, xưng hô mang tính văn hóa mà ngôn ngữ chính là một yếu tố văn hóa. Vì vậy, phải tùy vào hoàn cảnh cụ thể, con người cụ thể mà chúng ta lựa chọn ngôn ngữ giao tiếp và văn hóa xưng hô cho phù hợp. GS. Cao Huy Thuần chia sẻ thêm, sinh viên hãy không ngừng học hỏi, đọc sách báo về các nền văn hóa, tìm hiểu về lịch sử, tôn giáo, giá trị, phong tục của các địa phương, các quốc gia để có thể hiểu được nhiều nhất các thành viên khác nghĩ gì và hành động như thế nào qua giao tiếp cá nhân – cá nhân. Bên cạnh đó, việc cải thiện kỹ năng viết là vô cùng cần thiết, bởi đây cũng là một kênh giao tiếp rất quan trọng. Viết sao cho rõ ràng, làm sao cho người đọc hiểu thông điệp mình muốn gửi đến họ như mình hiểu. Phải biết lắng nghe bởi lắng nghe người khác là biểu thị sự tôn trọng họ.

GS. Cao Huy Thuần khuyên SV nên trau dồi kỹ năng giao tiếp và kỹ năng viết

Đồng tình với ý kiến của GS. Cao Huy Thuần, ông Nguyễn Văn Vũ, Tổng giám đốc Công ty thang máy Kone Vietnam, cho rằng sinh viên ra trường hiện nay còn yếu kỹ năng viết báo cáo, chưa thấu hiểu giá trị công việc đang làm và không có phản hồi trong công việc. Thậm chí, nhiều sinh viên dù có thành tích học tập rất tốt nhưng lại thiếu bản lĩnh vượt khó và khả năng thích ứng với công việc…

Ông Nguyễn Văn Vũ, Tổng giám đốc Công ty thang máy Kone Vietnam góp ý về khả năng thích ứng công việc của SV

TS. Bùi Trân Phượng phát biểu tổng kết buổi gặp gỡ ghi nhận tất cả những ý kiến đóng góp của các khách mời

Có thể nói, phát triển năng lực hội nhập quốc tế cho sinh viên là vấn đề đầy thách thức cho nền giáo dục. Câu hỏi “chúng ta đang ở đâu và sẽ như thế nào?” luôn là nỗi trăn trở cho những ai quan tâm đến sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực cho tương lai nước nhà và Đại học Hoa Sen cũng không ngoại lệ.

Sau mỗi lần gặp gỡ, Đại học Hoa Sen lại hiểu rõ hơn trách nhiệm xã hội của trường, đồng thời, Hoa Sen cũng tin tưởng sẽ nhận được sự ủng hộ chia sẻ của các đối tác chiến lược, các thân hữu, các doanh nghiệp đã và đang đồng hành cùng nhà trường.

Hữu Tri

Xem thêm:

 

 

 

Facebook Youtube Tiktok Zalo