Mối liên hệ giữa học trong cộng đồng (Service-learning) với tư tưởng Hồ Chí Minh về học ở nhân dân và ứng dụng tại Đại học Hoa Sen
Mối liên hệ giữa học trong cộng đồng (Service-learning) với tư tưởng Hồ Chí Minh về học ở nhân dân và ứng dụng tại Đại học Hoa Sen
TS. Nguyễn Minh Anh
ThS. Trương Nguyễn Bảo Trân
CN. Trương Thị Kim Oanh
Trường Đại học Hoa Sen, TP.HCM
Thông tin trích dẫn: Nguyễn Minh Anh, Trương Nguyễn Bảo Trân, Trương Thị Kim Oanh (2018). Mối liên hệ giữa học trong cộng đồng (Service-learning) với tư tưởng Hồ Chí Minh về học ở nhân dân và ứng dụng tại Đại học Hoa Sen. Kỷ yếu hội thảo khoa học “Hệ thống giáo dục mở trong bối cảnh tự chủ giáo dục và hội nhập quốc tế”, NXB Thông tin và Truyền thông (tr. 184-191). ISBN: 978-604-80-3138-1
Tóm tắt: Service-learning (học trong cộng đồng, hay thông qua phục vụ cộng đồng) là phương pháp mang người học đến cộng đồng để ứng dụng kiến thức và kỹ năng học thuật vào việc giải quyết vấn đề và đáp ứng nhu cầu của cộng đồng, qua đó hiểu rõ hơn các tình huống thực tế mà trường đại học không thể cung cấp, nắm rõ hơn kiến thức và kỹ năng học thuật, và phát triển các phẩm chất của một công dân trách nhiệm. Phương pháp này có sự tương đồng với tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về học ở nhân dân từ những năm 1955. Ở Đại học Hoa Sen, Service-learning trải qua một quá trình phát triển vững chắc, từ những dự án (Service-learning projects) ở thời điểm hình thành đến môn học có tín chỉ (Service-learning academic courses) tại thời điểm hiện tại. Những thông tin này sẽ giúp các nhà nghiên cứu, thực hành và quản lý giáo dục có cái nhìn tổng thể về lợi ích của Service-learning đối với sự phát triển toàn diện và vượt trội của học sinh, sinh viên.
(Về lý thuyết, lý luận và thực tiễn là như nhau. Nhưng trong thực tế thì không phải vậy. – Albert Einstein)
Tải toàn văn bài báo .