go789 game bài đỉnh cao Nền tảng đáng tin cậy

Đại học Hoa Sen
VI

Ngành Logistics trong thời đại thương mại điện tử

Thương mại điện tử và Logistics là “hai anh em song sinh” trong ngôi nhà Kinh doanh quốc tế, hỗ trợ lẫn nhau để đáp ứng được yêu cầu ngày càng khó tính của người tiêu dùng.

Trong bối cảnh hội nhập như hiện nay, cùng với sự bùng nổ của Internet và sự phát triển vượt bậc của thương mại điện tử, các website bán hàng cũng như các hoạt động thương mại trên các sàn giao dịch thương mại điện tử quốc tế đã trở thành hướng đầu tư khôn ngoan để các doanh nghiệp mở rộng các kênh bán hàng trên toàn thế giới. Thương mại điện tử xuyên biên giới được đánh giá là xu hướng tất yếu và dự báo mang lại nhiều lợi ích cho cộng đồng doanh nghiệp và người tiêu dùng. Tuy nhiên, mua bán hàng qua mạng cũng không thể hoàn toàn loại bỏ khâu vận chuyển truyền thống. Thương mại điện tử muốn phát triển mạnh, không thể thiếu các dịch vụ logistics và chuyển phát chất lượng.

Có thể phân chia sản phẩm mua bán trực tuyến thành hai nhóm. Nhóm thứ nhất là các sản phẩm vô hình có thể số hóa được, chẳng hạn như nhạc, phần mềm máy tính, trò chơi trực tuyến… Nhóm thứ hai là các sản phẩm hữu hình, có trọng lượng và thể tích, không thể số hóa được, chẳng hạn như ô tô, tủ lạnh, quần áo, máy tính… Dịch vụ logistics và chuyển phát là một mắt xích then chốt khi mua bán trực tuyến các sản phẩm hữu hình.

Gia tăng nhu cầu vận chuyển 

Với hàng hóa là các sản phẩm hữu hình, dù cho các khâu tìm kiếm sản phẩm, giao kết hợp đồng, thanh toán… có thể thực hiện trên môi trường trực tuyến nhưng công đoạn giao hàng từ nhà sản xuất tới người tiêu dùng cuối cùng gắn chặt với dịch vụ logistics và chuyển phát.


(Nguồn: Internet – ) 

Thị trường Logistics VN tuy có quy mô nhỏ nhưng tốc độ tăng trưởng cao (khoảng 20% – 25%/năm). Do sự phát triển của bán lẻ điện tử tại Việt Nam và các xu hướng logistics thương mại điện tử trên thế giới, thị trường Logistics VN sẽ có cơ hội tăng trưởng nhanh hơn.

Theo báo cáo Thương mại điện tử năm 2018 của công ty đo lường toàn cầu Nielsen: 98% người dùng internet Việt Nam đã mua hàng trực tuyến. Trong kế hoạch tổng thể phát triển TMĐT giai đoạn 2016-2020, Bộ Công Thương đề ra mục tiêu: 30% dân số tham gia mua sắm trực tuyến với giá trị bình quân mỗi năm khoảng 350 USD/người; Doanh số thương mại điện tử B2C dự báo tăng 20% / năm, đạt 10 tỷ USD và chiếm 5% tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng cả nước. 

Theo Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam Việt Nam đứng thứ 4 về tốc độ phát triển TMĐT tại khu vực châu Á -Thái Bình Dương, 5 năm tới, quy mô thị trường sẽ đạt 10 tỷ USD.

Theo PGS.TS Hà Thị Ngọc Oanh – Chủ nhiệm bộ môn Kinh doanh quốc tế – trường Đại học Hoa Sen thì “Thương mại càng phát triển thì Logistics cũng phát triển theo, vì ngày nay nhà kinh doanh dịch vụ logistics có thể cung cấp dịch vụ trọn gói “Door to Door” qua một hệ thống liên thông – đồng bộ: từ cung ứng nguyên vật liệu, phục vụ sản xuất kinh doanh tới lưu kho – lưu bãi tới vận tải – giao nhận hàng hóa nội địa và xuất nhập khẩu thay cho những công đoạn rời rạc trước kia, với mục tiêu giao hàng tới người dùng nhanh nhất và chi phí thấp nhất. ”

Thiếu hụt nhân lực chất lượng cao ngành Logistics

Theo báo cáo của Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam (VLA), cả nước có khoảng hơn 3.000 doanh nghiệp tham gia cung cấp dịch vụ logistics (70% có trụ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh), trong đó 1.300 doanh nghiệp đang hoạt động tích cực; 89% doanh nghiệp 100% vốn trong nước, còn lại là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. 

Về vấn đề nhân lực, trong giai đoạn 2017-2020, ngành logistics Việt Nam cần thêm khoảng 20.000 lao động chất lượng cao, có trình độ chuyên môn. Đến năm 2030, số lượng người lao động mới cần thêm trong ngành logistics lên tới 200.000 lao động trình độ cao, đáp ứng đủ các yêu cầu về kỹ năng, kiến thức chuyên môn và trình độ tiếng Anh. Đến năm 2025, ngành logistics cần khoảng 300.000 nhân viên chuyên nghiệp, có trình độ chuyên môn, ICT, tiếng Anh mới đáp ứng yêu cầu trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Tính chung, tổng số nhân lực cần cho các doanh nghiệp hoạt động trong ngành logistics là khoảng 1,2 triệu người. Nhu cầu tuyển dụng nhân lực ngành logistics hiện nay tương đối lớn.

Đón đầu xu hướng trong thời đại kỷ nguyên 4.0, chương trình đào tạo ngành Logistics thuộc Khoa Kinh tế & Quản trị Trường Đại Học Hoa Sen được xây dựng với sự cộng tác của các chuyên gia đầu ngành cũng như nghiên cứu, tham khảo chương trình tiên tiến của các trường đại học nổi tiếng thế giới và kết hợp chủ trương của nhà trường về sứ mệnh đào tạo công dân toàn cầu.

Chương trình đào tạo được thiết kế theo định hướng thực hành. Sinh viên sẽ được vận dụng sáng tạo bài giảng vào việc giải quyết các tình huống thực tiễn thông qua các buổi thực hành, thực tế tại hiện trường, thực hiện các đề tài nghiên cứu cá nhân và thảo luận nhóm.


Xuyên suốt quá trình học, sinh viên luôn được “tiếp cận” với môi trường thực tế và tích lũy kỹ năng thông qua các cuộc thi chuyên ngành. 


Sinh viên Hoa Sen tham gia cuộc thi “Tài năng trẻ Logistics 2019 – vòng bán kết.

Ngoài ra bộ môn Kinh doanh quốc tế còn liên kết với chương trình đào tạo của Liên đoàn các Hiệp hội giao nhận vận tải quốc tế (FIATA) để lồng ghép vào chương trình đòa tạo của trường. Như vậy sau khi học xong tại Đại học Hoa Sen, người học có cơ hội nhận một Giấy chứng nhận nghề nghiệp có giá trị quốc tế do FIATA cấp

Chương trình được xây dựng có sự liên kết chặt chẽ và phối hợp đào tạo với các doanh nghiệp nhằm cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng cao sát với nhu cầu phát triển của xã hội và nền kinh tế đất nước. Phương pháp giảng dạy lấy người học làm trung tâm, trang bị cho sinh viên phương pháp tự học và tạo động lực học tập suốt đời. Sinh viên tốt nghiệp Đại học Hoa Sen từ đó có thể sẵn sàng làm việc tại bất kì đâu trên thế giới. Hãy thực sự “làm chủ” nghề nghiệp của mình bằng con con đường học vấn vững chắc.

Facebook Youtube Tiktok Zalo