go789 game bài đỉnh cao Nền tảng đáng tin cậy

Đại học Hoa Sen

Nhóm ngành nông–lâm–ngư và sư phạm đang thất sủng

Một nghiên cứu phân tích xu hướng và dự báo số lượng đăng ký thi đại học theo bảy nhóm ngành học tại 11 trường đại học trên địa bàn TP.HCM cho thấy hai nhóm ngành nông – lâm – ngư nghiệp và sư phạm – quản lý giáo dục có xu hướng giảm.
 
ThS Trần Đình Lý (đại học Nông lâm TP.HCM) đang cung cấp thông tin tuyển sinh cho học sinh tại một buổi tư vấn. Ảnh: Mai Hải

Nghiên cứu của TS Nguyễn Thuý Quỳnh Loan, phó trưởng khoa quản lý công nghiệp đại học Bách khoa TP.HCM và cộng sự chỉ ra rằng nếu xu hướng trên tiếp tục xảy ra trong những năm tiếp theo, lực lượng lao động có trình độ trong hai ngành này sẽ thiếu. Trong khi đó, phân tích nhu cầu lao động đến năm 2020, nguồn nhân lực trong ngành nông – lâm – ngư sẽ thiếu khoảng 3,2 triệu lao động qua đào tạo; nhu cầu giáo dục ngày càng tăng, nhất là ở vùng ven thành phố, dẫn đến tình trạng thiếu giáo viên.

“Tôi cho rằng, các cơ quan quản lý nhà nước và giáo dục cần có những chính sách trong trường học và hành động thiết thực, đặc biệt chú trọng xây dựng hoạt động hướng nghiệp, tác động đến việc lựa chọn ngành học và đáp ứng nhu cầu lao động trong tương lai. Sự kết hợp giữa nhà trường và doanh nghiệp trong hướng nghiệp sẽ đem lại hiệu ứng tốt cho học sinh khi chọn ngành học phù hợp”, TS Loan nói.

Nguyên nhân của tình trạng trên là gì, thưa bà?

Việc chọn ngành nghề theo trào lưu hơn là theo sở thích và năng lực của bản thân đã dẫn đến tình trạng: có ngành tìm sinh viên không đủ chỉ tiêu, trong khi có ngành thí sinh cạnh tranh rất gay gắt.

Thực tế này dẫn đến lo ngại nguy cơ lệch cán cân nguồn nhân lực trong tương lai. Bởi lẽ, cách làm kế hoạch chỉ tiêu tuyển sinh của một số trường hiện nay vẫn chủ yếu dựa vào những gì mình có (đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất…) và nhu cầu đăng ký của học sinh rồi mở rộng đào tạo, cố gắng tuyển thật nhiều để đảm bảo nguồn thu hoặc giảm chỉ tiêu những ngành học có ít học sinh đăng ký, trong khi lao động trong nhóm ngành này đang khan hiếm.

Nguy cơ nhập khẩu lao động công nghệ, khoa học cơ bản, y tế trình độ cao
Theo thống kê của bộ Giáo dục và đào tạo năm 2010, quy mô đào tạo của các trường đại học, cao đẳng trên cả nước so với số sinh viên theo học trong năm 2010 đang nghiêng về nhóm ngành kỹ thuật – công nghệ (32,78%), nhưng vẫn thấp hơn so với tỷ lệ quy hoạch 2,22%. Nhóm ngành kinh tế đứng thứ hai và cao hơn so với quy hoạch 7,72%. Trong khi đó, nhóm ngành khoa học – tự nhiên thấp hơn so với quy hoạch là 6,28% và nhóm ngành y – dược cũng thấp hơn so với quy hoạch 3,98%. Theo TS Nguyễn Thuý Quỳnh Loan, điều này gây ra nhiều lo ngại trong tương lai. Có thể một số ngành kỹ thuật công nghệ, khoa học cơ bản và y tế thiếu lao động hoặc phải nhập khẩu lao động trình độ cao từ nước ngoài, trong khi số đông sinh viên tốt nghiệp nhóm ngành kinh tế thì khó khăn trong tìm kiếm việc làm.

Phân tích cho thấy gì ở xu hướng chọn các nhóm ngành học, thưa bà?

Nhóm ngành nông – lâm – ngư nghiệp ở Việt Nam đang chiếm lực lượng lao động lớn nhất (xấp xỉ 50%) nhưng thiếu lao động có trình độ.

Số lượng đăng ký nhóm ngành này theo chiều hướng giảm dần trong mấy năm gần đây. Còn số lượng đăng ký cho nhóm ngành sư phạm – quản lý giáo dục có chiều hướng giảm rõ nét theo từng năm, năm sau giảm hơn năm trước, giảm sâu nhất là năm 2010 trong khi chỉ tiêu tăng mỗi năm từ 2,4 – 13,7%.

Dù việc nâng chỉ tiêu nhóm ngành sư phạm – giáo dục luôn đặt ra nhưng thực tế vẫn đang rất khó khăn đạt mục tiêu, nhất là các ngành tiếng Pháp, Nga, năng khiếu, âm nhạc…

Việc học sinh đang có xu hướng “quay lưng” lại với ngành này sẽ ảnh hưởng đến chất lượng và số lượng “đầu vào” của ngành đào tạo, một ngành đang có vị trí quan trọng đặc biệt trong xu thế phát triển hiện nay.

Chỉ tiêu cho nhóm ngành xã hội – nhân văn ổn định qua các năm, mỗi năm chỉ tăng trung bình khoảng 1%, nhưng có chiều hướng giảm dần. Ở các nước Canada, Mỹ, Nhật, tỷ lệ phần trăm ngành này chiếm tỷ trọng lớn trong giáo dục đại học: khoảng 25 – 50% số lượng sinh viên theo học. Còn ở Việt Nam, tỷ lệ nhóm ngành này thấp hơn nhiều, chỉ khoảng 11% theo thống kê trong 11 trường khảo sát, và tỷ lệ này sẽ thấp hơn nếu xét tất cả các trường đại học.

Hay nhóm ngành kinh tế – quản lý – tài chính, dù phân tích cho thấy không có xu hướng đăng ký dự thi tăng ở ngành này, và chỉ tiêu được điều chỉnh giảm, cho phù hợp tình hình thực trạng hiện tại và chính sách quy hoạch ngành đào tạo (khoảng 20% trong tổng các ngành, giai đoạn 2006 – 2020), nhưng thực tế nó luôn được quan tâm nhất với số lượng đăng ký dự thi rất cao (như: năm 2010, chỉ tiêu chỉ 8.700 nhưng đăng ký tới 79.000…).

Tuy nhiên, hiện nay nguồn cung lao động ngành nghề này đã bắt đầu thừa so với nhu cầu.

Một số điểm mới trong tuyển sinh có ảnh hưởng hoặc cải thiện gì cho nguy cơ lệch cán cân nhu cầu nhân lực?

Một điểm mới trong tuyển sinh năm nay là không xét tuyển nguyện vọng 2 và 3 sẽ tạo nhiều cơ hội cho sinh viên trong lựa chọn ngành nghề phù hợp với sức học của mình, và cũng tạo điều kiện cho các trường thu hút sinh viên vào các ngành khó tuyển hoặc những ngành mà nhu cầu xã hội đang thiếu.

Điều này sẽ giúp giảm bớt nguy cơ lệch cán cân cung – cầu về nguồn nhân lực trong tương lai.

Tuy nhiên, phía nhà trường, ngoài việc công bố các thông tin xét tuyển cũng cần phải có thêm những buổi định hướng ngành nghề sâu hơn để học sinh/sinh viên thực sự hiểu và chọn được ngành nghề phù hợp cũng như theo đuổi việc học ngành này đến cùng.

 

 

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận: Về mất cân đối trong ngành nghề đào tạo, đây là một thực tế khi chúng ta chuyển sang cơ chế thị trường định hướng XHCN, giữa đào tạo và phân công sau khi đào tạo không gắn với nhau, gây khó khăn cho xây dựng kế hoạch đào tạo cũng như kế hoạch sử dụng nguồn nhân lực sau đào tạo của các cơ sở sản xuất kinh doanh.

Về giải pháp đề cải thiện tình trạng này, có 2 loại. Cụ thể đối với ngành nông lâm ngư nghiệp và sư phạm, với giáo viên, chúng tôi có phụ cấp thâm niên đối với các giáo viên giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đào tạo, có phụ cấp đứng lớp, đối với tiểu học 25%, trung học 30%, đại học cao đẳng 25%, giáo viên Mác-Lê nin là 45%… Đối với giáo viên hoạt động ở vùng sâu, xa, dân tộc đặc biệt khó khăn, có phụ cấp thu hút cao nhất lên tới 70%. Các giáo viên giảng dạy trường chuyên biệt cũng có phụ cấp để thu hút người lao động có trình độ chuyên môn vào làm việc trong ngành giáo dục

Đối với học sinh sư phạm, được miễn học phí. Đối với các ngành nông lâm ngư nghiệp, chúng tôi có chính sách khuyến khích học sinh giỏi quốc gia, quốc tế được miễn thi đại học vào học những ngành gần với môn học mà các cháu đạt giải.

Trong những ngành đó, có nhiều ngành liên quan trực tiếp hoặc gần với nông lâm ngư nghiệp, sư phạm cũng như các ngành khoa học cơ bản cũng như những ngành mà đất nước chúng ta cần.

Học phí khối các trường và các ngành đào tạo về nông lâm ngư nghiệp hiện nay được chỉ đạo xây dựng với mức thấp nhất trong tất cả các ngành học. Trong chính sách tới đây, như tôi nói là đổi mới căn bản toàn diện giáo dục đào tạo sẽ tiếp tục ban hành theo thẩm quyền của Bộ các chính sách ưu tiên, và chúng tôi sẽ chủ động đề xuất với các bộ, ngành và Chính phủ về các chính sách cả về tài chính, tổ chức tuyển dụng và các điều kiện làm việc để thu hút, cân đối lại nguồn này.

Xin nói thêm, theo chỉ đạo của Thủ tướng, các Bộ, ngành và địa phương trong đó có Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xây dựng quy hoạch phát triển nhân lực của mình. Bộ GD-ĐT theo chỉ đạo của Thủ tướng và Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đang phối kết hợp với các Bộ, ngành địa phương để tổng hợp quy hoạch nguồn nhân lực. Trên cơ sở đó gắn việc đào tạo của các cơ sở giáo dục với nhu cầu của nền kinh tế, của xã hội về nguồn nhân lực. Chúng tôi sẽ thông báo thường xuyên về vấn đề này trên các phương tiện thông tin đại chúng để nhân dân, các cháu học sinh sinh viên có điều kiện tham khảo, lựa chọn.

(Theo Lê Quỳnh Sài Gòn Tiếp Thị)

Facebook Youtube Tiktok Zalo