Lời thơ này đã hơn một lần vang lên trong những cuộc chiến tranh giữ nước của người Việt: “Nam quốc sơn hà nam đ�?cư. Tiệt nhiên định phận tại thiên thư” (Sông núi nước Nam vua Nam ở / Rành rành định phận tại sách trời).
Rồi trong Tuyên ngôn độc lập năm 1945, Hồ Chí Minh viết: “Nước Việt Nam có quyền hưởng t�?do và độc lập, và s�?thật đã thành một nước t�?do độc lập. Toàn th�?dân tộc Việt Nam quyết đem tất c�?tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải đ�?gi�?vững quyền t�?do, độc lập ấy.�?/em>
Và lịch sử của rất nhiều dân tộc trên trái đất này cũng đồng thời là lịch sử của những cuộc chiến tranh giữ độc lập quốc gia, lịch sử của chủ nghĩa yêu nước.
(Photo: nguồn Internet)
Mặt khác, một nhà văn hóa tầm cỡ như Goethe lại nói, vào thế kỷ 19: “Nơi tôi cảm thấy mình có ích, đấy sẽ là tổ quốc của tôi.” Và phát biểu này lại được coi như là sự biểu hiện tuyệt đẹp của chủ nghĩa yêu nước. Hay là, đối với triết gia chính trị học Arendt, thế kỷ XX, không gian tồn tại quan trọng đối với con người là “thế giới”.
Vậy, con người liệu có thể sống mà không cần đến quốc gia, không cần đến dân tộc? Chúng ta có thể làm công dân thế giới một cách tuyệt đối mà không cần phải bắt rễ vào một lãnh thổ nào hay một nền văn hóa của một dân tộc cụ thể nào? Quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra liệu có khiến cho con người có thể sống mà không cần đến bản sắc cá nhân và bản sắc dân tộc?
Liên quan đến câu hỏi này là một câu hỏi khác: Loài người đã trải qua những giai đoạn trong đó họ tổ chức cuộc sống mà không có nhà nước. Vậy nhà nước đóng vai trò gì đối với đời sống từng cá nhân? Nhà nước có vai trò gì đối với sự tồn tại của các quốc gia và các dân tộc? Và các hình thái nhà nước sẽ còn cần thiết đến khi nào?
Môn học Quốc gia, Dân tộc và Nhà nước sẽ giúp sinh viên tìm kiếm các kiến thức công cụ để giải quyết các câu hỏi trên đây.
Đồng thời, cùng với các trải nghiệm sẽ diễn ra trong quá trình học, sinh viên sẽ đi đến chỗ tự quyết định rằng có cần thiết hay không việc khám phá bản thân mình, khám đất nước và thế giới ; có cần hay không việc lãnh nhận trách nhiệm đối với quốc gia của họ, đối với dân tộc của họ ; và có cần thiết hay không việc phải có trách nhiệm đóng góp vào thế giới chung của nhân loại rộng lớn này. Sinh viên cũng sẽ tự quyết định xem họ có muốn và có khả năng tiến hành việc kiến tạo bản sắc cá nhân và bản sắc dân tộc trong hai quá trình song song : vừa bảo tồn các giá trị truyền thống vừa tham gia vào việc hình thành các giá trị của thế giới hiện tại.
Reproduction interdite �?Magritte
Môn học Quốc gia, Dân tộc và Nhà nước sẽ được đưa vào chương trình giảng dạy của Bộ môn Giáo dục Khai phóng, kể từ Học kỳ II, năm học 2018-2019.
Giảng viên phụ trách môn học: Nguyễn Thị Từ Huy
Liên hệ: [email protected]