go789 game bài đỉnh cao Nền tảng đáng tin cậy

Đại học Hoa Sen – HSU

Nhà trường đóng vai trò quan trọng trong sức khỏe tâm thần trẻ em

Hiện nay, nhiều bạn học sinh-sinh viên đang gặp phải các sang chấn tâm lí do bạo lực học đường, bạo hành, tai nạn, mất mát, … gây nên. Những sang chấn này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ thể chất, tinh thần và chất lượng học tập của các bạn. Tuy nhiên, việc tiếp cận những chương trình hỗ trợ chuyên môn dành cho các bạn ở Việt Nam hiện nay còn rất hạn chế.

Vì vậy, ngày 14/12/2019 tại trụ sở chính Nguyễn Văn Tráng, BM Tâm lý học đã tổ chức buổi nói chuyện với chủ đề “Hỗ trợ Trẻ có Sang chấn Tâm lý – Tiếp cận từ Nhà trường và Cộng đồng với sự chia sẻ của TS. Susan McConnaughy – Giáo sư Đại học Bang New York, học giả Fullbright 2019.

Buổi trò chuyện còn có sự góp mặt của Thầy Nguyễn Hữu Tân – Trưởng khoa Khoa Công tác Xã hội – ĐH Đà Lạt và gần 100 giảng viên, sinh viên ĐH Hoa Sen cũng như quý Thầy, Cô, sinh viên các trường ĐH khác tới tham dự.

Tại buổi nói chuyện, TS. Susan McConnaughy đã chia sẻ những kiến thức trong việc: Nhận diện những hệ quả của sang chấn tâm lý với trẻ em; Xác định các biểu hiện sang chấn ở học sinh/ sinh viên; Đưa ra chương trình phòng ngừa và hỗ trợ với sang chấn ở học sinh/sinh viên trong môi trường học đường và xây dựng sự hỗ trợ từ cộng đồng cũng như hệ thống chuyển gửi.

Sang chấn tâm lý ở trẻ

Để người nghe có thể có cái nhìn tổng quan về sang chấn tâm lý, TS. Susan đã đưa ra một số định nghĩa về biến cố sang chấn theo các nhà khoa học mà Tiến sĩ cảm thấy phù hợp nhất, dễ hiểu nhất:

 “Một biến cố sang chấn là một sự kiện đáng sợ, nguy hiểm hoặc bạo lực gây ra mối đe dọa đối với cuộc sống của trẻ hay toàn bộ cơ thể của trẻ. Việc chứng kiến một biến cố sang chấn đe dọa cuộc sống hoặc sự an toàn cơ thể của người thân cũng có xem là sang chấn. Điều này đặc biệt quan trọng đối với trẻ nhỏ vì cảm nhận về sự an toàn của chúng phụ thuộc vào sự an toàn mà trẻ nhận thức thông qua hình ảnh gắn bó của chúng.”

“Những trải nghiệm sang chấn có thể khởi đầu những phản ứng thể chất và cảm xúc mạnh mẽ mà chúng có thể tồn tại lâu sau biến cố sang chấn. Trẻ có thể cảm thấy kinh hãi, bất lực hoặc sợ hãi, cũng như có các phản ứng sinh lý như tim đập mạnh, nôn mửa, hoặc mất kiểm soát ruột hoặc bàng quang. Với trẻ có trải nghiệm không có khả năng tự bảo vệ hoặc mất đi sự bảo vệ từ người khác để tránh hậu quả của trải nghiệm sang chấn cũng có thể cảm thấy bị áp đảo bởi cường độ của các phản ứng thể chất và cảm xúc.”

Theo đó, TS. Susan cũng đưa ra một số tình trạng sang chấn thông dụng ở trẻ em như: bị lạm dụng, chứng kiến bạo lực giữa con người với nhau, tai nạn xe cộ, trải nghiệm các thảm họa thiên nhiên, hoàn cảnh chiến tranh, chó cắn, quá trình trị bệnh ngày càng tăng.

Các phản ứng sang chấn có thể bao gồm nhiều phản ứng khác nhau, chẳng hạn như rối loạn cảm xúc mãnh liệt và liên tục, có các triệu chứng trầm cảm hoặc lo âu, thay đổi hành vi, khó tự điều chỉnh, các vấn đề liên quan đến người khác hoặc sự hình thành gắn bó, hoặc mất các kỹ năng đã có trước đó, sự tập trung và học hành gặp khó khăn, gặp ác mộng, khó ngủ và ăn uống, và các triệu chứng thể chất, chẳng hạn như căng cơ và đau nhức. Trẻ lớn hơn có thể sử dụng ma túy hoặc rượu, cư xử theo cách nguy hiểm hoặc tham gia vào các hoạt động tình dục không lành mạnh.

TS. Susan McConnaughy

Đồng thời, TS. Susan cũng chia sẻ thêm các định nghĩa về căng thẳng sang chấn, rối loạn sau sang chấn (PTSD) ở trẻ em, và cho biết nếu không điều trị, việc trẻ gặp những biến cố sang chấn nhiều lần có thể ảnh hưởng đến não và hệ thần kinh và làm tăng các hành vi nguy cơ đối với sức khỏe (ví dụ: hút thuốc, rối loạn ăn uống, sử dụng chất gây nghiện và có các hoạt động nguy cơ cao). Nghiên cứu cho thấy những người sống sót sau sang chấn trẻ em có thể có nhiều khả năng gặp các vấn đề sức khỏe lâu dài (ví dụ, bệnh tiểu đường và bệnh tim) hoặc chết ở độ tuổi sớm hơn. Căng thẳng sang chấn cũng có thể dẫn đến việc tăng sử dụng các dịch vụ y tế và sức khỏe tâm thần và liên quan nhiều đến các hệ thống pháp lý vị thành niên và phúc lợi trẻ em. Những người trưởng thành sống sót sau các sự kiện sang chấn cũng có thể gặp khó khăn trong việc thiết lập trọn vẹn các mối quan hệ và duy trì việc làm.

Ba cấp độ can thiệp đối với trẻ ở trường học có vấn đề sức khỏe tâm thần

TS. Susan cho rằng người dân ở Việt Nam giống người dân ở Mỹ là họ không muốn có được sự giúp đỡ của các cơ sở chính thức về sức khỏe tâm thần bởi một số lý do, và tất cả những lý do đều mang một ý nghĩa nào đó và việc tìm kiếm sự giúp đỡ có thể mang lại tiếng xấu và sự chú ý gây khó chịu cho trẻ và gia đình của trẻ.

“Tôi đã đọc được rằng hệ thống chăm sóc sức khỏe tâm thần chính thức ở Việt Nam có truyền thống tập trung vào các chứng bệnh khắc nghiệt nhất, chẳng hạn như tâm thần phân liệt và động kinh. Những tình trạng khác như trầm cảm, các phản ứng đối với sang chấn và mất mát, rối loạn lo âu có thể cản trở mạnh mẽ sự phát triển của trẻ, hoặc thậm chí đe dọa đời sống của trẻ thì thường không được chú ý đến, hoặc chỉ quan tâm ở mức tối thiểu. Như vậy nhiều người sẽ tránh né hệ thống chăm sóc sức khỏe tâm thần chính thức, và tìm đến sự chăm sóc không chính thống, chẳng hạn như các nhà lãnh đạo tôn giáo (các nhà sư hoặc thầy tế), các thành viên lớn tuổi trong gia đình, hoặc nhân viên trường học.”

Do đó, giáo viên và nhân viên trong trường học ở vào vị trí rất thuận lợi để nhận ra khi nào trẻ có những điều rất khó khăn và đề nghị được hỗ trợ trẻ. Sự hỗ trợ này giúp trẻ không bị bêu xấu, không bị lãng tránh. Tuy nhiên, đây là một tiến trình tế nhị đối với giáo viên và nhân viên trường học

TS. Susan cũng cho biết, theo ngôn ngữ của ICD-10 (Tổ chức Sức khỏe thế giới WHO, 2018) những rối loạn thường gặp ở trẻ là: 

  1. Các rối loạn phát triển âm ngữ và ngôn ngữ đặc thù
  2. Rối loạn phát triển các kỹ năng ở nhà trường đặc thù (đọc, đánh vấn, làm toán)
  3. Các rối loạn phát triển (chẳng hạn như tự kỷ và hội chứng Asperger)
  4. Các rối loạn tăng động
  5. Các rối loạn cư xử
  6. Các rối loạn cảm xúc với sự công kích đặc thù thời thơ ấu
  7. Rối loạn lo âu tách rời ở thời thơ ấu
  8. Rối loạn lo âu xã hội ở thời thơ ấu

Như vậy, nhà trường đóng vai trò quan trọng trong việc giúp trẻ có vấn đề về sức khỏe tâm thần. Theo đó, TS. Susan chỉ ra 3 cấp độ can thiệp của nhà trường như sau:

  1. Can thiệp cấp độ 1 là những chiến lược mức độ toàn trường nhằm ngăn ngừa những hành vi của học sinh tạo nên các vấn đề hoặc rắc rối và thúc đẩy các hành vi tích cực ở học sinh. (Iachini, 2016) – Ví dụ: các hội đồng ở nhà trường dành cho học sinh hoặc các cuộc họp phụ huynh về các chủ đề như bắt nạt học đường, …
  2. Can thiệp cấp độ 2 tập trung vào những hành vi có vấn đề và nhu cầu trợ giúp của các học sinh đã được xác định. Các can thiệp cấp độ 2 phải sẵn dùng và dễ dàng tiếp cận đối với mọi học sinh có nhu cầu cần đến chúng và chúng gắn liền với các chính sách và thực hành trong nhà trường. Các phụ huynh và giáo viên phải là các bên liên quan đến những can thiệp này sao cho học sinh được hỗ trợ ngay cả ở gia đình lẫn trường học. (Lindsey, 2016) – Ví dụ: các nhóm hỗ trợ phát triển các kỹ năng học tập hoặc các kỹ năng xã hội.
  3. Can thiệp cấp độ 3 “được thiết kế cho những học sinh có nhu cầu liên quan đến hành vi và học tập mà chúng cần các kế hoạch trợ giúp mang tính cá thể hóa và dài hạn.” (Lindsey, 2016) – Ví dụ: các nhóm giải quyết vấn đề và kế hoạch quản lý hành vi là những ví dụ không mang tính lâm sàng

Cũng tại buổi nói chuyện, TS. Susan đã cùng mọi người thảo luận xem những hành vi gây rắc rối nào của học sinh hay gặp nhất và hướng giải quyết cũng như những chiến lược chính thức và không chính thức để giải quyết hành vi có vấn đề và các mức độ can thiệp của nhà trường ở các cấp độ 1,2,3 và các phương án thành công nhất hiện nay.

Đôi nét về TS. Susan McConnaughy

TS. Susan McConnaughy – Giáo sư Đại học Bang New York, học giả Fullbright 2019 bắt đầu làm nhân viên xã hội trong hệ thống trường học từ năm 1977 và là nhà biện hộ cho những trẻ em khuyết tật không tiếp cận được các dịch vụ hợp pháp được qui định bởi luật liên bang mới (khi đó), Public Law 94-142 (1975), nhằm bảo đảm mọi trẻ khuyết tật đều có thể thụ hưởng giáo dục công phù hợp mà không tốn phí. Luật này đã có những tác động tích cực và lan tỏa đến hàng triệu trẻ em khắp nước Mỹ, nhưng ở thời điểm ban đầu nhiều trường đã gặp khó khăn khi triển khai luật này vào thực tế. Nguyên nhân là vì có ít nguồn lực để có thể triển khai luật. Sau đó Bà làm công việc phân tích chính sách và biện hộ “vận động trong các trường nhỏ hơn” trong 7 năm với vai trò là người cung cấp dịch vụ trực tiếp, đồng thời là kiểm huấn viên công việc tham vấn (công tác xã hội lâm sàng) trong các trường học trị liệu đặc biệt dành cho các thiếu niên có nguy cơ rủi ro (1982-1988). Trong những năm gần đây, Bà làm giáo sư đào tạo các sinh viên đại học và cao học về tham vấn và công tác xã hội với trẻ em và gia đình.

 

Facebook Youtube Tiktok Zalo