go789 game bài đỉnh cao Nền tảng đáng tin cậy

Đại học Hoa Sen – HSU
VI EN

Nhà văn kiệt xuất của Hoa Kỳ – GS. Robert Olen Butler trò chuyện cùng sinh viên HSU

“Hãy làm những gì tốt nhất có thể, một cách chân thành và tận tâm nhất có thể”, đó là lời nhắn mà Nhà văn Mỹ Robert Olen Butler – người từng đạt giải đã gửi đến các bạn sinh viên HSU trong buổi trò chuyện chiều 2/5.

Sinh viên HSU chào đón Robert Olen Butler

Sau hơn 17 năm trở lại Việt Nam, ông đã chọn Trường Đại học Hoa Sen để trò chuyện và ôn lại những ký ức và bài học từ người Việt Nam. Chương trình có sự tham dự của đông đảo các đối tác ngoại giao, nhà xuất bản sách và giảng viên sinh viên HSU.

TS. Đỗ Mạnh Cường – Chủ tịch Hội đồng trường và PGS.TS Võ Thị Ngọc Thúy – Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Nhà trường gửi quà lưu niệm cho GS R.O.Butler và TS. Dương Ngọc Dũng tại buổi trò chuyện.

Việt Nam là nguồn cảm hứng văn học

Tại buổi, GS. Robert Olen Butler cũng kể lại con đường văn chương của mình với nhiều tình tiết lý thú và hành trình để cuốn Hương thơm từ núi lạ của ông giành giải thưởng Pulitzer (1993) – một giải thưởng danh giá trong lĩnh vực báo chí, văn học, xuất bản.

Năm 1969, nhà văn Robert Olen Butler tham gia quân đội Mỹ và được đưa đến miền Nam Việt Nam. Chính từ đây, tình yêu dành cho Việt Nam của ông dần được hình thành. Tại buổi trò chuyện, ông gây thích thú cho sinh viên khi trổ tài nói Tiếng Việt: “Trước đây tôi có thể nói Tiếng Việt, nhưng 55 năm rồi, tôi cũng quên mất rồi!”

Nhà văn Robert Olen Butler – Chủ nhân giải thưởng Pulitzer chia sẻ cùng sinh viên HSU.

Ông chia sẻ khoảng thời gian ở Việt Nam giúp ông khai mở được mọi giác quan khi sáng tác. “Đất nước của các bạn đã trở thành một phần lâu dài trong tôi và sự hiện diện này tiếp tục lớn lên, hình thành, tiếp thêm năng lượng và hướng dẫn quá trình sáng tạo của riêng tôi”.

Ông cho biết nhờ biết đôi chút tiếng Việt nên trong ba năm ở Việt Nam, ông có thể tìm hiểu nhiều về văn hóa và con người Việt Nam. Trong thời gian tại Biên Hòa, ông kể mình được gặp gỡ nhiều nông dân, ngư dân và công chức địa phương, đều là những người đối xử với ông như một người bạn.

Năm 1971 khi chuyển về Sài Gòn, ông thích lang thang mỗi đêm quanh những con hẻm khu trung tâm để quan sát cuộc sống của người dân và trò chuyện với họ.

Những bài học từ người Việt Nam

Buổi trò chuyện cùng Nhà văn Mỹ Robert Olen Butler – Người đã đạt giải Pulitzer năm 1993 đã để lại nhiều câu chuyện thú vị, đặc biệt là những cảm nhận của ông về người Việt. 3 năm gắn bó cùng Việt Nam đã giúp ông học hỏi được nhiều bài học.

TS. Dương Ngọc Dũng – GĐCT Triết học HSU đảm nhiệm vai trò dịch thuật và dẫn dắt câu chuyện.

Lòng vị tha: Nhờ lòng vị tha của người Việt, ông đã tha thứ và không còn gét TT Nixon (người mà GS cho là đã góp phần chính đưa GS tham gia cuộc chiến vô nghĩa ở Việt Nam, nhưng cũng nhờ đó mà ông đã học được những bài học quý giá.

Khoan dung, biết ơn với những ai chê trách mình. Nhờ đó mà GS đã hóa giải được với một nhà phê bình văn học qua Radio và được người ấy mời viết truyện ngắn và ông đã thành công với thế loại này.

TS. Dương Ngọc Dũng là nhà giáo dục Việt Nam duy nhất trực tiếp hướng dẫn cựu Tổng thống Barack Obama trong chuyến thăm chùa Ngọc Hoàng ở TP.HCM năm 2016.

Không cứng nhắc và làm việc tận tâm, nhờ đó mà ông được nhận giải thưởng Pulitzer danh giá (Khi đc mời đến buổi chia sẻ sách, dù chỉ có 6 người tham dự, ông không bỏ về mà vẫn ngồi lại đọc và chia sẻ tận tâm tác phẩm của mình, nào ngờ đâu 1 trong 6 người đó sau này là người đã bỏ phiếu cho tác phẩm của ông khi cạnh tranh với 5000 tác phẩm khác).

Theo ông Robert Olen Butler, những thách thức luôn có mặt trong khoảng thời gian đầu khi bạn bắt đầu một đam mê. Nhưng quan trọng là vững lòng theo đuổi đam mê ấy và sẵn sàng khi một ngày cơ hội đến với mình.

Ông Robert Olen Butler và các bạn sinh viên HSU tại sự kiện.

Buổi trò chuyện đã giúp sinh viên hiểu hơn tình yêu của một người ngoại quốc dành cho Việt Nam, đặc biệt là với một nhà văn nổi tiếng người Mỹ, chính tình yêu ấy đã góp phần tạo nên tác phẩm thành công trong sự nghiệp văn học của ông.

Facebook Youtube Tiktok Zalo