go789 game bài đỉnh cao Nền tảng đáng tin cậy

Đại học Hoa Sen
VI EN

Room tín dụng hạn chế, lãi suất đầu vào tăng, các ngân hàng sẽ bị ảnh hưởng thế nào?

Theo Ngân hàng Nhà nước, đến ngày 9/6/2022, tín dụng tăng 8,15% so với cuối năm 2021, tăng 17,09% so với cùng kỳ năm 2021, phù hợp với diễn biến tích cực hơn của nền kinh tế. Trước đó, tính đến ngày 27/5, tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống đạt 7,75% so với cuối năm 2021. 

Như vậy, tín dụng toàn nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng mạnh gần đây dù rằng không ít ngân hàng đã tiêu hết quota tăng trưởng từ cuối quý 1.

Mong mỏi được nới room tín dụng

Theo TS. Phùng Thái Minh Trang, Trưởng khoa Tài chính Ngân hàng – Trường Đại học Hoa Sen, việc hết room sớm từ cuối quý 1 trong khi Ngân hàng Nhà nước vẫn chưa cấp hạn mức mới sẽ không ảnh hưởng nhiều đến kết quả kinh doanh của các ngân hàng. Vì bên cạnh nguồn thu từ hoạt động tín dụng, các nhà băng cũng đã và đang phát triển thu nhập từ các dịch vụ khác.

Tuy nhiên, có một số điều cần phải lưu ý, đó là trong bối cảnh nền kinh tế phục hồi sau đại dịch, việc hết room có thể tạo ra những khó khăn nhất định cho các doanh nghiệp trong việc tiếp cận với nguồn tín dụng để nhanh chóng quay lại sản xuất. Từ đó, gián tiếp tạo ra áp lực lên chất lượng của các khoản vay của các ngân hàng.

Ngân hàng Nhà nước trong năm ngoái đặt kế hoạch tăng trưởng tín dụng là 12% và cũng đã có một đợt nới room để các ngân hàng có thể đạt được chỉ tiêu này. Trong năm nay, mục tiêu tăng trưởng tín dụng là 14%, đây là mức tăng được đánh giá tương đối cao trong nhiều năm trở lại đây. Vì thế, chuyên gia tin tưởng rằng có thể sẽ tiếp tục có một đợt nới room trong thời gian tới.

TS.Phùng Thái Minh Trang

“Năm 2022, nền kinh tế Việt nam dần phục hồi sau đại dịch COVID-19. Các doanh nghiệp cần vốn để phát triển sản xuất và kinh doanh. Do đó, việc đề xuất NHNN nới room tăng trưởng tín dụng cho ngân hàng là cần thiết. Tuy nhiên, việc nới room sẽ phải diễn ra theo nguyên tắc đảm bảo kiểm soát lạm phát, ổn định vĩ mô. Việc các ngân hàng được cấp thêm quota nhiều hay ít sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố và tùy ngân hàng. Theo quan sát hồi năm ngoái, các ngân hàng có hoạt động an toàn và lành mạnh sẽ có ưu thế hơn trong việc nới room” – Bà Trang nhận định về tình hình room tín dụng thời gian tới.

Áp lực tăng lãi suất cho vay 

Ở một diễn biến khác, dù rằng việc hết room tín dụng diễn ra ở không ít các ngân hàng, tuy nhiên mặt bằng lãi suất huy động lại được đẩy lên trong khoảng 2 tháng trở lại đây. Hiện lãi suất tới 7%/năm cho các kỳ hạn dài đã không còn hiếm gặp, thậm chí còn tới 7,5%/năm.

TS. Phùng Thái Minh Trang cho rằng, việc tăng lãi suất thời gian qua không chỉ diễn ra ở lãi suất huy động mà còn cả ở lãi suất đầu ra.

Cụ thể, việc lãi suất đầu vào tăng chủ yếu là do các ngân hàng đón đầu dòng tiền rời khỏi thị trường bất động sản và chứng khoán khi các thị trường này không còn quá màu mỡ như trước.

Việc lãi suất đầu ra tăng một phần cũng là do quy luật cung cầu. Tín dụng như một loại hàng hóa đặc biệt. Thời gian qua, nguồn cung của loại hàng hóa này không còn rộng rãi như trước. Chính vì thế mà người mua phải sẵn sàng trả cao hơn để có thể tiếp cận được chúng.

Bên cạnh các yếu tố cung cầu, lạm phát cũng là một tác nhân thúc đẩy lãi suất nhích lên thời gian qua.

Chi tiết hơn, chuyên gia cho biết, khi lạm phát xảy ra, các ngân hàng sẽ phải cân nhắc đến những hành động để bảo vệ lợi ích của người gửi tiền, một trong số đó sẽ là tăng lãi suất huy động. Để duy trì được biên lợi nhuận, các nhà băng sẽ phải tính đến việc nâng lãi suất đầu ra cho vay. Tuy nhiên, việc này sẽ có một độ trễ và giới hạn nhất định.

Mặt khác, việc điều chỉnh tăng lãi suất cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của người đi vay. Từ đó mà chất lượng danh mục cho vay của các ngân hàng cũng có khả năng bị ảnh hưởng.

Bên cạnh đó, lạm phát tăng cao cũng có những ảnh hưởng nhất định đến nền kinh tế như tiêu dùng giảm vì giá cả tăng cao dẫn đến doanh nghiệp thu hẹp sản xuất, kéo theo thất nghiệp tăng, nhu cầu tín dụng giảm… Các ngân hàng cũng có thể gián tiếp bị ảnh hưởng bởi các diễn biến vĩ mô bất lợi này.

Danh mục liên quan

Tin tức & Sự kiện

Bài viết liên quan

TALKSHOW “RỦI RO & CƠ HỘI TIỀM ẨN THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN” – MỞ FORM ĐĂNG KÝ
LỚP HỌC DEMO CƠ HỘI TRỞ THÀNH TỶ PHÚ
NHẬP HỌC TẠI ĐẠI HỌC HOA SEN NGAY
HỘI THẢO TRỰC TUYẾN “GEN Z: HIỂU ĐÚNG – CHỌN CHUẨN TRONG NGÀNH KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN”
CƠ HỘI LÀM THỰC TẬP SINH PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN VPS
ĐĂNG KÝ THAM GIA VNPAY COMPANY TOUR
RECAP WORKSHOP ROAD TO BIG4  
BUỔI GIAO LƯU TƯ VẤN KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
CHUỖI GIAO LƯU TƯ VẤN TRỰC TIẾP
CƠ HỘI CHO CÁC BẠN SINH VIÊN
“ROAD TO BIG4” – TUYỂN DỤNG INTERN
VÌ SAO NGÀNH FINTECH – CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH  LÀ NGÀNH CỦA XU THẾ ?
THÔNG TIN CHUNG KẾT CUỘC THI ĐỀ ÁN BEHIND THE DATA
RECAP FIELDTRIP KPMG & ACCA
KẾ TOÁN – NGÀNH NGHỀ KHÔNG BAO GIỜ LÀ “LỖI THỜI”?
CHUYẾN FIELDTRIP ĐẾN VĂN PHÒNG KMPG VÀ CÓ SỰ THAM DỰ CỦA ACCA
RECAP CÔNG BỐ HỘI ĐỒNG GIÁM KHẢO CHUNG KẾT CUỘC THI THE PROFESSIONAL FINANCIAL ANALYST 2023
[Fintech HSU] HỌC ĐỂ NHẬN HỌC BỔNG HẤP DẪN
[KẾ TOÁN HSU] HỌC 1 ĐƯỢC 2 VÀ HỌC BỔNG DOANH NGHIỆP ĐA QUỐC GIA
[15 Suất Học Bổng Doanh Nghiệp Đa Quốc Gia Dành Cho Tân Sinh Viên Ngành Tài Chính – Kế Toán]
HỌC BỔNG CMA
HỘI THẢO ICOI 2024: HƠN 300 NHÀ KHOA HỌC, CHUYÊN GIA TRONG NƯỚC VÀ QUỐC TẾ BÀN VỀ LÃNH ĐẠO ĐỔI MỚI TRONG KỶ NGUYÊN SỐ
[BEHIND THE DATA 2024] CÔNG BỐ KẾT QUẢ VÒNG CHUNG KẾT
CHÍNH THỨC KHỞI CÔNG CẢI TẠO CÁC CƠ SỞ TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN
BEHIND THE DATA CHÍNH THỨC QUAY TRỞ LẠI!!!
KPMG Việt Nam chính thức chào đón các tân Đại sứ Sinh viên KPMG 2024 – 2025.️
Chuyến Field Trip Đầy Ấn Tượng tại Công ty Payoo
Facebook Youtube Tiktok Zalo