go789 game bài đỉnh cao Nền tảng đáng tin cậy

Đại học Hoa Sen – HSU
VI EN

Thiết kế vì môi trường, chương trình liên kết 2+2 giữa trường ĐH Hoa Sen với trường ĐH Hawaii

Sinh viên theo học chương trình sẽ có 2 năm học tại ĐH Hoa Sen và 2 năm học tại trường ĐH Hwaii (Hoa Kỳ) và cơ hội lấy bằng thạc sĩ Thiết kế cảnh quan, bậc cao hơn nữa là Tiến sĩ kiến trúc. 

Buổi giao lưu trực tuyến về chủ đề “Thiết kế vì môi trường” phát trực tiếp trên Fanpage trường Đại học Hoa Sen vào tối ngày 09/09 thu hút nhiều phụ huynh, học sinh quan tâm theo dõi, tương tác.

Tham gia buổi trò chuyện là các giảng viên đến từ Khoa Thiết kế và Nghệ Thuật trường Đại học Hoa Sen gồm TS. KTS. Trần Minh Đức, giàng viên Bộ môn Thiết kế Nội thất; TS. Nguyễn Thanh Phong, điều phối chương trình Quản lý tài nguyên và môi trường;  ThS.KTS. Từ Phú Đức, quyền trưởng khoa Khoa Thiết kế và Nghệ thuật và ThS. Nguyễn Xuân Quỳnh Như, giảng viên Bộ môn Quản lý tài nguyên và môi trường.

Ngành học phù hợp với xu hướng

Hướng ngành Thiết kế và Quản lý Môi trường là một hướng đi mới của ngành Quản lý Tài Nguyên Môi trường. Ngành học ứng dụng các kiến thức về quản lý môi trường và phát triển bền vững trong thiết kế các công trình và tòa nhà; qui hoạch cảnh quan đô thị và nông thôn.

ThS.KTS Từ Phú Đức cho biết: Trước khi ký kết hợp tác, chúng tôi phải mất hơn 3 năm làm việc, trao đổi với trường ĐH Hwaii (Hoa Kỳ). Đây là một trong những trường ĐH duy nhất cấp chứng chỉ hành nghề tiến sĩ kiến trúc. Chính vì thế, sinh viên theo học chương trình sẽ được nhận bằng quốc tế và có cơ hội làm việc tại Hoa Kỳ.”


Buổi ký biên bản thoả thuận hợp tác giữa Khoa Kiến trúc – trường Đại Học Hawai’i (Mỹ) và Khoa Thiết kế và Nghệ thuật – trường Đại Học Hoa Sen ngày 16/01/2019

Đây là một ngành học giúp đào tạo cho Việt Nam nguồn nhân lực quan trọng trong bối cảnh công nghiệp hóa, đô thị hóa và biến đổi khí hậu toàn cầu như hiện nay. Đây cũng là xu hướng phát triển môi trường sống theo định hướng phát triển xanh và bền vững.

Theo ThS.KTS Từ Phú Đức, từ trước đến nay, chúng ta chỉ quan tâm về vẻ đẹp và công năng của sản phẩm khi thiết kế mà quên đi yếu tố môi trường. Thiết kế trước hết phải nghĩ đến môi trường, vì con người phải sống trong môi trường tốt mới tận hưởng được những giá trị tốt, tiếp theo đến mới là công năng, thẩm mỹ.


TS. KTS. Trần Minh Đức, giàng viên Bộ môn Thiết kế Nội thất

“Thiết kế vì môi trường là những thiết kế tối đa hóa chất lượng, phẩm chất của môi trường xây dựng và giảm thiểu tối đa những tác động tiêu cực đến môi trường tự nhiên. Nhìn vào bề mặt ngôn ngữ, thiết kế và quản lý lại khu biệt với nhau. Nhưng trong động tác thiết kế đã thể hiện rõ năng lực quản lý của một người, bởi lẽ thiết kế còn được hiểu là thiết lập một kế hoạch, yêu cầu chúng ta phải hiểu rõ về tiến trình tạo nên sản phẩm. Với tư duy mới của Ngành Thiết kế vì Môi trường thì sinh viên sẽ làm tốt được cả 2 nhiệm vụ đó.”, TS. KTS. Trần Minh Đức, giàng viên Bộ môn Thiết kế Nội thất chia sẻ.

Chia sẻ về chương trình đào tạo, ThS. Nguyễn Xuân Quỳnh Như, giảng viên Bộ môn Quản lý tài nguyên và môi trường Thiết kế và quản lý môi trường là ngành học lồng ghép những môn thiết kế vào quản lý môi trường để người thiết kế và người quản lý môi trường có thể hiểu rõ được công việc của nhau. Trong chương trình học vẫn thỏa mãn được các bộ môn của ngành quản lý tài nguyên môi trường, lồng ghép thêm những bộ môn thiên về kiến trúc. Như vậy sẽ đảm bảo được sự cân bằng kiến thức trong chương trình đào tạo. Tại Hoa Kỳ, ngoài trường ĐH Hwaii, trường ĐH California ( bang California) cũng đào tạo về một chuyên ngành tương tự thế này. Chương trình học của họ được chia đồng đều số môn về thiết kế và quản lý môi trường.

Nhiều trải nghiệm thực tập, thực tế

Giải đáp thắc mắc của bạn đọc về những hoạt động ngoại khóa, thực tập cho sinh viên khi học tại chuyên ngành này, TS. Nguyễn Thanh Phong, điều phối chương trình Quản lý tài nguyên và môi trường cho biết: Mỗi môn học, sinh viên sẽ được 1 lần đi thăm quan thực tế  và có 2 kỳ thực tập: thực tập nhận thức và thực tập tốt nghiệp. Ngoài ra, các bạn phải hoàn thành 2 đề án: đề án nhận thức và đề án chuyên ngành. Việc kết hợp hoạt động đào tạo với doanh nghiệp bên ngoài giúp sinh viên sớm nhận thức được quy mô và cách thức làm việc ngoài thị trường thế nào. Các môn học luôn gắn kèm tham quan thực tế để trải nghiệm và hiểu rõ hơn hơn về kiến thức mình đã học.

“Sinh viên ngành thiết kế và quản lý môi trường còn được cọ sát với sinh viên các ngành khác khi thực hiện một đề án có quy mô lớn gồm nhiều quy trình.”, Ths.KTS Từ Phú Đức cho biết thêm.

Thêm vào đó, Khoa Thiết kế và Nghệ thuật có quan hệ chặt chẽ với rất nhiều doanh nghiệp. Vì thế, sinh viên có thể tham gia vào những dự án do doanh nghiệp đặt hàng với Trường, thậm chí còn được trả lương hoặc tham gia vào những cuộc thi do các doanh nghiệp phát động. Đây là thế mạnh và chủ trương của Khoa khi khuyến khích sinh viên trải nghiệm thực tế môi trường chuyên nghiệp bên ngoài.

Ngành môi trường còn có thêm các tổ chức phi chính phủ về môi trường là nơi để các bạn sinh viên lựa chọn thực tập, thậm chí có nhiều sinh viên còn được mời ở lại làm việc tại những tổ chức này.

Việc làm rộng mở trong và ngoài nước

Đối với cơ hội việc làm khi theo học hướng ngành này, TS. Trần Minh Đức cho rằng phạm vi cơ hội việc làm của các bạn sẽ rộng và xa. Vì ngoài nền tảng quản lý môi trường, các bạn còn sở hữu cả khả năng thiết kế. Hiện nay trên thế giới đều đi theo xu hướng phát triển bền vững, thiết kế xanh nên chắc chắn các bạn sẽ được làm việc với các công ty nước ngoài.

Ngoài ra, theo Ths.KTS Từ Phú Đức, năng khiếu chỉ là một trong những tiêu chuẩn tuyển sinh tại Hoa Sen. Nhưng ngoài ra Hoa Sen còn đưa ra các phương thức xét tuyển cho khối ngành thiết kế thông qua học bạ, xét tuyển điểm THPT và có thể nói Hoa Sen là một trong những trường đi đầu về phương thức xét tuyển này. Nhưng khi nhìn lại, chúng tôi lại rất bất ngờ vì năng lực của các em sinh viên lại rất tốt. Đó là lý do chúng tôi đưa ra triết lý đào tạo riêng dựa trên sự đam mê, kiên định và tư duy thiết kế.

Facebook Youtube Tiktok Zalo