go789 game bài đỉnh cao Nền tảng đáng tin cậy

Đại học Hoa Sen
VI EN

Kể Chuyện Gì Khi Viết Về EOS – Ngành Quản Trị Công Nghệ Truyền Thông và Ngành Phim

Ngành Quản Trị Công Nghệ Truyền Thông và Ngành Phim, Khoa Thiết Kế – Nghệ Thuật, trường Đại học Hoa Sen

Kể Chuyện Gì Khi Viết Về EOS

Ngành Quản Trị Công Nghệ Truyền Thông Và Ngành Phim

Khoa Thiết Kế – Nghệ Thuật, trường Đại học Hoa Sen trân trọng giới thiệu

KỂ CHUYỆN GÌ KHI VIẾT VỀ EOS 
CỦA NGÀNH QUẢN TRỊ CÔNG NGHỆ TRUYỀN THÔNG VÀ NGÀNH PHIM 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN

EOS (End of Semester Screening) hay Buổi chiếu phim cuối khóa là sự kiện truyền thống thường kỳ tại Ngành Quản trị Công nghệ Truyền thông và Ngành Phim – Khoa Thiết kế và Nghệ thuật – Trường Đại học Hoa Sen. Với những nhà làm phim trẻ, EOS không chỉ là cơ hội quý báu khi các sản phẩm của mình được trình chiếu trên màn ảnh rộng trước khán giả, các nhà sản xuất, đạo diễn, diễn viên; EOS còn là lời thì thầm chia sẻ từ người trong cuộc, là niềm tin và hy vọng trao truyền và tiếp sức từ thế hệ đi trước đến thế hệ tiếp nối…

LẮNG NGHE NGƯỜI TRẺ KỂ CHUYỆN

Cuối mỗi học kỳ chính, khoảng 10 phim ngắn, phim tài liệu ngắn và 20 clip TVC/ PSA xuất sắc nhất của sinh viên ngành Quản trị Công nghệ Truyền thông và ngành Phim – Trường Đại học Hoa Sen được chọn lọc, công chiếu trang trọng tại rạp chiếu phim chuyên nghiệp.
Như ống kính vạn hoa, mỗi tác phẩm mở ra cảm xúc, chia sẻ câu chuyện của người trẻ. Đó là câu chuyện của những hoang mang, lạc lối, của những bí mật, dở dang, của tình yêu và tình bạn (“Tòa nhà dang dở” của Vũ Hoàng Hiệp – Đạo diễn và Nhà Sản xuất phim,  Phim đạt Giải nhất Phim ngắn hay nhất và Kịch bản Phim hay nhất EOS Summer 2022); Đó là nỗi đau đời thường, nỗi đau thản nhiên rất thật (và còn gì xót xa hơn khi con người chấp nhận nỗi đau với thái độ thản nhiên?) trước kiếp người phiêu du bất định (“Mây nổi”); Đó là câu chuyện của những đứt gãy giữa các thế hệ soi chiếu từ nhiều góc nhìn khác nhau, như hồi chuông cảnh tỉnh: chậm một chút, lắng một chút thôi để nối kết, kẻo lạc và mất nhau vĩnh viễn (“The good student”); Đó là câu chuyện về tình phụ tử, về hành trình khám phá bản thể và tìm mối liên hệ (“Rừng rù rì”); Đó là niềm tin vào thiên lương của mỗi người, lấy tình cảm gia đình làm điểm neo, đưa con người tìm về nẻo thiện (“Đường về”); Đó là lời nhắc nhở về luật nhân – quả của Phật giáo, nhắc con người cẩn trọng và giữ mình, từ ngôn đến hành (“Đừng nhắc tới”)… Đa dạng, đa chiều, đa sắc, đa thanh – mỗi bộ phim phập phồng hơi thở của tuổi trẻ với trăn trở và suy tư, với nỗi buồn và niềm vui thật khác, thật riêng mà “chạm” và đầy xúc cảm đến lạ.  

“…Tuổi trẻ trong các tác phẩm điện ảnh không còn quá xa lạ đối với khán giả, nhưng khi chọn những góc khuất để thể hiện sự vô minh vô chừng trong tâm lý học đường, chúng tôi ít thấy được việc khai thác sâu và đủ gần với thế hệ ngày nay. Không có đánh giá đúng và sai, không có nhân vật chính diện hay phản diện, chỉ có những tiếng cười chua cay nhưng đầy hy vọng, hồn nhiên nhưng đáng suy ngẫm. Đây có thể là bản tin thường nhật mà chúng ta hay bàn tán và đánh giá trên các trang mạng xã hội. Bộ phim muốn đưa khán giả vào điểm nhìn của nhân vật để họ có thể tự đặt tên cho trải nghiệm của mình.”

THEO CÁCH CỦA NGƯỜI TRẺ

Kể chuyện bằng hình ảnh và âm thanh là hành trình hấp dẫn, đẹp đẽ, thử thách và không thể đơn độc. 
Người trẻ làm phim với sự trau chuốt và tỉ mẩn đến vô cùng, để mỗi khung hình đẹp lặng lẽ như một bức tranh (“Cỗ”), dịu dàng, chăm chút đến từng gam màu (“Ở đây lúc này”), chắt lọc, nâng niu từng cảm xúc (“Tiệm ảnh bình an”).

Từ công đoạn chuẩn bị đến ngày quay, tất cả đều cần sự làm việc chặt chẽ và sự dẫn dắt hợp tình hợp lý của các thành viên. Cuối cùng, nhìn – nghe – cảm thành phẩm, dẫu rằng ý kiến khen/chê, thích hoặc không thích khác nhau nhưng đó là công sức của đội nhóm góp phần sản xuất thành phẩm ấy. 

Có thể là cảm giác hạnh phúc khi nhận thấy MV của mình có phần hình ảnh và thiết kế mỹ thuật tiệm cận một sản phẩm chuyên nghiệp, có nhịp điệu thực sự bùng nổ nhấn cuối sản phẩm (“Cuối ngày”); Có thể là cảm giác sung sướng khi trong 30s, TVC liên tục mang lại bất ngờ, đưa người xem từ cảm giác thích thú sang phấn khích với phần hình ảnh và sản xuất tốt như một bản demo hoàn chỉnh (“ High on the snow”); Hay tiếng cười bật lên sảng khoái – nhưng đầy suy ngẫm của khán giả như món quà gửi đến những người sản xuất khi PSA dùng nhiều ví dụ so sánh tương đồng để khơi gợi sự hài hước trong đề tài với phần slogan đặc biệt thu hút và ấn tượng (“Ép để sướng, Đừng ép để sượng”).

Cũng có thể đó là nỗi buồn, là sự thất vọng khi sản phẩm của mình chưa được như kỳ vọng. Trong nhiều trường hợp, niềm vui và nỗi buồn đều đẹp đẽ và đáng quý như nhau; giúp thanh tẩy tâm hồn và hoàn thiện chính mình. Và khi ta trẻ, ta được quyền mắc lỗi, được quyền sai lầm, được quyền chưa hoàn thiện. Đó là đặc quyền của tuổi trẻ – để hướng đến những điều hoàn thiện nhất.

Tinh thần rất trẻ

“Làm phim giống như mình đang “hiện thức hóa” giấc mơ của mình.  Cảm giác lúc on-set, được thấy những gì trong đầu nay đã có thể chạm vào thật tuyệt tuyệt vời. Khoa thích sự bất ngờ và việc phải liên tục tìm giải pháp cho những bất ngờ đó.

Khoa thích chọn shot và sắp xếp nó, thay đổi dù một chút đã tạo ra hiệu quả rất khác. Vậy nên Khoa thích tự dựng những sản phẩm của mình, có những sản phẩm đơn giản chỉ vài phút nhưng mình mày mò dựng hơn một tháng, chỉ là nhích tới hay nhích lui một frame mà Khoa phải đắn đo tận một tuần. Cảm giác đó thật thử thách, đôi lúc khó khăn nhưng thật hạnh phúc.”

TRONG NIỀM TIN VÀ CÁI NẮM TAY RẤT CHẶT TỪ CÁC THẾ HỆ TRƯỚC

Trải qua quá trình bình chọn nghiêm túc từ khán giả và các nhà chuyên môn, nhiều tác phẩm được vinh danh: Best Short Script, Best Director, Best Short Film, Best MV Script, Best TVC, Best Creative Idea, Best Performance. Cảm giác đứng ở sân khấu của rạp chiếu, trước hàng trăm đôi mắt, nghe sản phẩm của mình được xướng tên thật hạnh phúc. Nhưng tuyệt vời hơn khi có cái nắm tay nối dài rất chặt từ thế hệ trước trao truyền đến hiện tại bởi quỹ EOS AWARDS – tổ chức bởi các nhà tài trợ với sự quan tâm đặc biệt đến việc ươm mầm các tài năng trẻ. Trong các nhà tài trợ ấy, có những anh chị cựu sinh viên ngành Quản trị Công nghệ Truyền thông của Trường. Mười năm trước, các anh chị bước chân vào Trường với tâm trạng hồi hộp, băn khoăn của sinh viên năm nhất. Sau bốn năm, các anh chị tốt nghiệp, có vị trí và chỗ đứng trong nghề nghiệp, cùng dìu dắt thế hệ đàn em kế cận. Điều đó thật tuyệt vời, đáng trân trọng. Và cũng thật đáng tự hào.

“Nhớ lần đầu tiên dạy lớp Film Production ở Hoa Sen, mình yêu cầu sinh viên cùng nhau tổ chức buổi chiếu phim cuối khóa. Hàng loạt tiếng la ó: em không tổ chức, em học đủ mệt rồi còn chạy thêm event gì nữa… Dĩ nhiên điều gì có vẻ “mới” cũng cần thời gian. Sau này EOS (End of Semester Screening) đã thành sự kiện thường niên mà sinh viên TT nào cũng trông đợi. Còn nhớ vào buổi chiếu lần đầu đó, trước khán phòng đông nghẹt, mình có nói dù là những lần đầu tiên ngô nghê, tôi vẫn tự hào về các em. Hy vọng sau này chúng ta sẽ trở thành đồng nghiệp của nhau… Chỉ vài năm sau, dự đoán đó không những trở thành hiện thực, mà còn ở nấc cao hơn. Một nhóm cựu sinh viên đã trở về và tài trợ một giải thưởng EOS Award cho phim hay nhất được sản xuất trong học kỳ…” (Thầy Trịnh Đình Lê Minh – Giám đốc Ngành Quản trị Công nghệ Truyền thông và Ngành Phim – Trường Đại học Hoa Sen)

2012 – 2022 – Ngành Quản trị Công nghệ Truyền thông của Đại học Hoa Sen đã tròn mười tuổi. Bao mùa EOS qua đi với thật nhiều tác phẩm. Những tác phẩm được điểm đến, do đó, hầu hết trong kỳ EOS gần nhất. Thầy và Trò đang háo hức hướng đến sinh nhật mười tuổi. 
Mười năm – một thập kỷ.

Mười năm – Người trẻ kể chuyện – theo cách của người trẻ – trong niềm tin và cái nắm tay rất chặt từ các thế hệ trước.
Thầy và Trò – Viết tiếp hành trình

>>> PHỎNG VẤN NGẪU NHIÊN

Điều tuyệt vời nhất khi làm phim?

Là mình quên mất mình là ai, quên thời gian, quên thực tại, là khi mình có sự tập trung cao độ – sống cùng cộng sự và các nhân vật, là đang biến ước mơ thành sự thực và duy nhất hiện hữu một niềm tin.(Một sinh viên ngành Phim)

Cảm giác khi sản phẩm được trình chiếu tại EOS?

Khoảng khắc khiến mình vượt ra khỏi sự hài lòng và mong chờ phản ứng của khán giả với bộ phim. Đoàn không thể ngờ là nó có thể mang lại hiệu ứng như thế. Mọi sự nỗ lực và công sức của cả ekip đã được đền đáp ngay tại khoảnh khắc đó. Nhưng đồng thời lúc phim trình chiếu tại màn ảnh rộng, chúng mình cũng nhìn thấy được khiếm khuyết của sản phẩm. (Một Đạo diễn)

Chia sẻ về EOS?

Mình vẫn còn bồi hồi vấn vương với cảm giác mà sự kiện buổi trình chiếu EOS mang lại. Mình có cơ hội tiếp cận với các bậc tiền bối thành công trong nghề – ngẫm lại đều nhờ do EOS. EOS là một chương trình sự kiện phát hành rất hay mà mình -một sinh viên Hoa Sen ngành Quản trị Công nghệ Truyền thông rất tự hào. Nó nhắc chúng mình phải nghiêm túc, nghiêm túc học hành, nghiêm túc với khán giả, nghiêm túc với sản phẩm mà chúng mình sẽ trình chiếu. Trước khi đến đại học, mình từng là một đứa trẻ không dám làm những điều mình thích, không được nói những thứ mình nghĩ, khiến mình không rõ mục tiêu tương lai ra sao nhưng khi được đào tạo tại trường đại học Hoa Sen ngành Quản trị Công nghệ Truyền thông, mình có cơ hội được trải nghiệm những điều đó, cơ hội đối thoại với chính mình. Thầy cô trong trường không ngăn cản sinh viên và áp dụng giáo dục khai phóng trong cách giảng dạy khiến chúng mình phải tự hoàn thiện bản thân qua từng ngày. (Một Nhà sản xuất)

Kể tên 05 nhà tài trợ EOS 2022 – các thế hệ cựu sinh viên của Hoa Sen – ngành Quản trị Công nghệ Truyền thông: Cinestar, Lino 45, Phum Studio, View finder, Chị Bảo Quỳnh. (Một khán giả tham dự EOS)

Và câu chuyện vẫn còn tiếp diễn….

Nguồn: Đại học Hoa Sen, facebook cá nhân nhân vật

Nguồn: FP FADA
Facebook Youtube Tiktok Zalo