go789 game bài đỉnh cao Nền tảng đáng tin cậy

Đại học Hoa Sen
VI EN

Ngành Thiết Kế Nội Thất tổ chức Hội thảo “How To Build A Museum”

Ngành Thiết Kế Nội Thất, Khoa Thiết Kế – Nghệ Thuật, trường Đại học Hoa Sen giới thiệu

 

Hội thảo “HOW TO BUILD A MUSEUM”

 

do Museum Studio (Pháp) phối hợp với Công ty AA Corporation và ĐH Hoa Sen tổ chức

 

Khoa Thiết Kế – Nghệ Thuật, trường Đại học Hoa Sen trân trọng giới thiệu

Hội thảo HOW TO BUILD A MUSEUM

Chiều ngày 17.10 vừa qua, Hội thảo quốc tế về đề tài [Phương pháp và những động cơ đằng sau việc thành lập viện bảo tàng – HOW TO BUILD A MUSEUM] do Museum Studio (Pháp) phối hợp với Công ty AA Corporation và ĐH Hoa Sen, Ngành Thiết kế Nội thất (Interior Design) đồng phối hợp tổ chức tại trụ sở chính của Trường ĐH Hoa Sen, số 8 Nguyễn Văn Tráng, Q.1, TP.HCM, Việt Nam.
Hội thảo chào đón những vị khách quí:
1.Cinzia Venturi – Brand Ambassador of CMS 
2. Delphine Christina Florence Marie de Canecaude – CEO of CMS 
3. Vincent Louis Jean Larnicol – Deputy CEO of CMS 
4. Adeline Olivia Simon – Head of New Business of CMS 
5. Robin Philip Rochford – Director of DPM – CMS 
6. Joshua William Kirk – Senior Museum Designer 
7. Rosamund Wanek – Senior Content Designer 
8. Nguyễn Ngọc Trâm Anh – Contemporary Solutions srl 
9. Ông Nguyễn Quốc Khanh, Chủ tịch – Hội Mỹ nghệ & Chế Biến Gỗ TP.HCM (HAWA) 
10. Ông Phạm Chân Quang, Ban chấp hành Hội Mỹ nghệ & Chế Biến Gỗ TP.HCM (HAWA)

Đại diện Trường ĐH Hoa Sen có sự tham dự của:
1. PGS.TS. Võ Thị Ngọc Thuý, Hiệu trưởng
2. ThS. KTS. Dương Ngọc Quỳnh Lâm, GĐ Bộ môn Cơ sở Nghệ thuật, Khoa Thiết kế – Nghệ thuật
3. ThS.KTS. Hà Thị Hoài Thu, GĐ Ngành Thiết kế – Nghệ thuật, Khoa Thiết kế Nghệ thuật
4. TS. Trần Minh Đức, GV Ngành Thiết kế Nội thất, Khoa Thiết kế – Nghệ thuật
5. GV-SV Khoa Thiết kế – Nghệ thuật

Hội thảo chú trọng vào những đề tài:
1. Tại sao phải xây bảo tàng tại một quốc gia ? 
2. Tác động kinh tế, xã hội của bảo tàng 
3. Quá trình xây dựng bảo tàng như thế nào?
4. Câu chuyện nào dành cho phát triển bảo tàng tại Việt Nam?

Bà Delphine Christina Florence Marie de Canecaude – CEO of CMS – diễn giả chính của Hội thảo đã mang đến cho người nghe những nội dung về tầm quan trọng và những lợi ích to lớn khi một quốc gia có sự đầu tư đúng mức, qui hoạch và xây dựng được hệ thống những bảo tàng tôn vinh giá trị văn hóa, nghệ thuật, lịch sử, khoa học, tự nhiên, nhân chủng học, công nghệ,… của một đất nước. Theo Bà, “Bảo tàng là một tổ chức phi lợi nhuận, thường trực phục vụ xã hội nhằm nghiên cứu, thu thập, bảo tồn, giải thích và trưng bày các di sản vật thể và phi vật thể. Bảo tàng mở cửa cho công chúng và giúp mọi người tiếp cận thông tin một cách dễ dàng và toàn diện nhất. Mọi hoạt động và giao tiếp phải thuận lợi và chuyên nghiệp, có sự tương tác của cộng đồng và mang lại những trải nghiệm đa dạng mang tính nghiên cứu, giáo dục, và sẻ chia kiến thức”

Trên thế giới hiện có hơn 95000 viện bảo tàng, trong đó có 20 bảo tàng chuyên về nghệ thuật. Bảo tàng có nhiệm vụ rất quan trọng trong việc giúp ghi nhớ, lưu giữ các sự kiện lịch sử giữa   một thế giới chuyển động nhanh chóng và phát triển công nghệ không ngừng. Nói cách khác: Bảo tàng cho chúng ta cơ hội nhìn thấy chính mình trong dòng chảy của lịch sử: Vai trò của nó là ghi lại vết tích của quá khứ, tôn vinh những huyền thoại trong lịch sử, kể lại cho từng thế hệ những câu chuyện thú vị và mang giá trị giáo dục vì lợi ích của thế hệ tương lai. 

Hơn thế nữa, chúng ta có thể không ngờ có những bảo tàng thành công có thể tác động tích cực thay đổi và phát triển nền kinh tế của một đất nước, mà Hiệu ứng Bilbao là một ví dụ. Đây là thuật ngữ được các nhà kinh tế sử dụng để mô tả tác động kinh tế và xã hội của Bảo tàng Guggenheim tại thành phố Bilbao (Tây Ban Nha) được xây dựng vào năm 1997 – một trong những bảo tàng có tần suất người ghé thăm nhiều nhất trên thế giới. Trước đó, Bilbao là một thành phố có tỷ lệ thất nghiệp và nghèo đói cao, nền công nghiệp đóng tàu và sắt thép đang hấp hối rất khó hồi sinh trong Thế kỷ 21. Bảo tàng Guggenheim thành công tạo nên một thương hiệu rất lớn, kiến trúc bảo tàng tuyệt đẹp và tiện ích, trưng bày những bộ sưu tập nghệ thuật đẳng cấp thế giới, khách tham quan dễ tiếp cận và tương tác tìm thông tin, bảo tàng có sự hỗ trợ và hỗ trợ từ chính phủ, bảo tàng thiết kế hệ thống giao thông thuận tiện và vận chuyển giá rẻ.

Khám phá Bảo tàng Tương lai ở Dubai (Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất), bạn sẽ thấy điều này rất rõ: Kiến trúc độc đáo sang trọng và tuyệt đẹp của một bảo tàng cũng đủ sức giúp một thành phố trở thành điểm đến đặc biệt trên bản đồ quốc tế thu hút khách du lịch và làm biến đổi nền kinh tế của thành phố đó bởi vì ai cũng muốn đến tham quan 1 lần trong cuộc đời họ. 

“Việc tiếp cận các bảo tàng và tác phẩm trưng bày cho phép con người bước vào một thế giới khác, nghĩ về một thế giới khác, nhìn thế giới với góc nhìn khác, hình dung lại thế giới của riêng họ, hình dung lại chính bản thân họ. Mục đích của bảo tàng là giúp công dân trở thành một người công dân tốt hơn.” Theo Ông Neil MacGregor, Giám đốc Bảo tàng Anh.

Đối với vai trò kiến tạo ra những không gian đẹp, tiện ích, công năng chính là câu chuyện dành cho các kiến trúc sư và các nhà thiết kế nội thất. Bạn có nghĩ đến việc dấn thân tìm giải pháp và tham gia vào những dự án thiết kế bảo tàng tại đất nước mình? “Với  câu chuyện quy hoạch bảo tàng tại Việt Nam, tôi nghĩ con Rồng nên là biểu tượng cho bảo tàng của người Việt Nam. Các bạn có quá nhiều chất liệu về Làng nghề và văn hoá đa sắc tộc, những câu chuyện về trang phục người Việt, nghệ thuật tranh vẽ truyền thống,… Tóm lại, có quá nhiều di sản ở Việt Nam cần được bảo tồn”, theo Bà Delphine Christina Florence Marie de Canecaude – CEO of CMS.

Khán giả tham dự hội thảo cũng nêu ra những băn khoăn và trăn trở cho dự án xây dựng bảo tàng ở Huế trong tương lai và cũng được Bà Florence Marie de Canecaude và Ông Vincent Louis Jean Larnicol – Deputy CEO of CMS tư vấn về thành lập Ban Dự án, quy hoạch nguồn nhân lực với những nhiệm vụ rõ ràng liên quan đến cách thu hút nguồn tài trợ, cách định hướng phong cách kiến trúc và thiết kế không gian, cách thu thập hiện vật và tác phẩm và thông tin triển lãm, cách quảng bá và thu hút khách du lịch, vấn đề an ninh và bảo vệ kiệt tác nghệ thuật, cách lập mô hình kinh doanh cho bảo tàng… Cần có ban dự án với những thành viên có kiến thức và tầm nhìn để giải quyết từng vấn đề. Vấn đề quan trọng là cách tạo nên câu chuyện độc đáo.. Hãy học cách làm từ các bảo tàng thành công trên thế giới. 

Tại Việt Nam, nên chăng phát triển bảo tàng số (số hóa) cho những công trình kiến trúc? Bảo tàng qua nhiều thời kỳ sẽ phải thích nghi và tích hợp công nghệ để lưu trữ data và giúp thế hệ genZ tìm hiểu để cập nhật thông tin với nhiều điều thú vị. Hiện còn nhiều lỗi cần sửa và những điều đáng tiếc khi xem bảo tàng ở Việt Nam như thiếu thuyết minh/ hoặc thuyết minh quá sơ sài cho hiện vật trưng bày, thiếu sự kết nối tạo nên câu chuyện và sự tương tác với người xem và hiện vật. Các tác phẩm trưng bày thiếu sự đầu tư bảo trì bảo vệ và gìn giữ cổ vật, có quá ít hiện vật trong một bảo tàng… Nếu có sự đầu tư đúng mức và có hệ thống, Việt Nam có thể có những bảo tàng rất ấn tượng để thu hút khách quốc tế và là điểm đến du lịch rất tốt.

Là những chuyên gia lâu năm và sống với niềm đam mê thiết lập – xây dựng bảo tàng, Bà Florence Marie de Canecaude và đội ngũ tin tưởng sâu sắc vào sức mạnh của văn hóa và nét đặc thù của từng quốc gia với những tác động của nó đến cuộc sống của người dân. Và giúp tư vấn để xây dựng được những bảo tàng thành công là niềm hạnh phúc, đong đầy cảm xúc cho công việc của họ.

Nguyễn Anh


Slideshow Album hình buổi Hội thảo “How To Build A Museum”

Hướng dẫn sử dụng:
+ Để xem toàn màn hình > click nút hình vuông phía dưới bên phải
+ Để phát tự động > click nút Play (tự động mỗi hình được phát 5 giây)



 
FP FADA

Facebook Youtube Tiktok Zalo