go789 game bài đỉnh cao Nền tảng đáng tin cậy

Đại học Hoa Sen
VI EN

Ngành Thiết Kế Thời Trang – Trường Đại Học Hoa Sen Với Định Hướng Phát Triển Công Nghệ Trong Đào Tạo Sinh Viên

Ngành Thiết Kế Thời Trang, Khoa Thiết Kế – Nghệ Thuật, trường Đại học Hoa Sen giới thiệu bài viết của thầy Trần Minh Nhựt

Ngành Thiết Kế Thời Trang – Trường Đại Học Hoa Sen Với Định Hướng

Phát Triển Công Nghệ Trong Đào Tạo Sinh Viên

Khoa Thiết Kế – Nghệ Thuật, trường Đại học Hoa Sen trân trọng giới thiệu

NGÀNH THIẾT KẾ THỜI TRANG – TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN VỚI ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ TRONG ĐÀO TẠO SINH VIÊN
 
Vừa qua, tại trụ sở chính của Trường Đại học Hoa Sen, ngành Thiết kế Thời trang thuộc khoa Thiết kế – Nghệ thuật đã tổ chức thành công Hội thảo Quốc tế với chủ đề “Xu hướng phát triển công nghệ trong đào tạo thiết kế thời trang”. Góp mặt tại buổi Hội thảo là các chuyên gia đang làm việc trong lĩnh vực thời trang tại địa bàn TP.HCM. 
Hội thảo nhằm hướng đến các mục tiêu: thu thập ý kiến và góc nhìn từ các chuyên gia về vấn đề công nghệ hiện hành trong thiết kế thời trang, bồi dưỡng và cập nhật kiến thức mới về công nghệ cho đội ngũ sư phạm, định hướng lại chương trình đào tạo để phù hợp với xu thế phát triển công nghệ. Trong buổi hội thảo, các diễn giả đã trình bày các chủ đề đa dạng xoay quanh việc ứng dụng công nghệ trong thiết kế cũng như trong đào tạo ngành Thiết kế Thời trang tại Việt Nam.
Mở đầu là phần trình bày của Ms. Yang Eun Mi – Trưởng phòng thiết kế kỹ thuật, Nobland International – có chủ đề “Tích hợp với 3D”. Bài tham luận giới thiệu về quy trình làm việc 3D trong sản xuất thời trang và một số lợi ích như: giảm chi phí làm mẫu, tiết kiệm thời gian, đẩy nhanh quá trình và tỉ lệ được chấp nhận, linh hoạt và nhanh chóng. Trước khi có 3D, quy trình tạo mẫu phải mất nhiều công đoạn lên mẫu thật, kiểm tra và đánh giá, điều chỉnh lại mẫu thật theo đúng yêu cầu rồi mới đưa sản phẩm ra ngoài thị trường. Sau khi có 3D, công đoạn lên mẫu thật được đơn giản hoá với các mẫu 3D trên máy tính thay vì phải may sản phẩm nhiều lần. Cách sử dụng công nghệ 3D để sản xuất với nhiều công cụ đa dạng, từ việc xác định vị trí và kích cỡ của hoạ tiết trên sản phẩm đến phối màu, hiệu ứng nhuộm vải và washing, hiệu ứng bề mặt chất liệu, in đồ hoạ, màu sợi chỉ, chọn lựa nguyên phụ liệu. Đồng thời, nhờ công nghệ 3D mà khách hàng có những trải nghiệm mua sắm thông qua cửa hàng thời trang ảo hay các showroom ảo dùng trong tiếp thị trực tuyến.
Sự tiện lợi và tốc độ phát triển kỹ thuật số hiện nay đã khiến số đông lựa chọn lối sống số hoá ngày càng tăng. Công nghệ 3D trở thành một giải pháp tối ưu để giải quyết các vấn đề trong ngành thời trang như thế nào? Lời giải cho câu hỏi này được nêu rõ trong phần trình bày của Ms. Trương Thanh Thuỷ – Trưởng phòng Nghiên cứu & Phát triển, Poloman – với chủ đề “Công nghệ 3D – bước tiến lớn trong thời trang”. Các lý do chính để người tiêu dùng phải chấp nhận và tiếp nhận những sự thay đổi từ công nghệ 3D: các doanh nghiệp hiện nay đang điều chỉnh chiến lược kỹ thuật số để đáp ứng nhu cầu của người dùng; bằng cách sử dụng phần mềm 3D, các nhãn hàng có thể giảm thiểu thời gian lên mẫu trong khâu thiết kế, dựng rập, quảng bá và phân phối sản phẩm; thời trang kỹ thuật số còn giúp bảo vệ môi trường và chống lại thời tranh nhanh; công nghệ 3D có tốc độ tiếp thị, tính bền vững, đổi mới và tối ưu hoá chuỗi cung ứng.
Với những lý do trên cùng với tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19, dẫn đến cuộc gặp gỡ đầy tiềm năng giữa thời trang và công nghệ nhằm tạo ra những show diễn thời trang ảo sống động. Bài tham luận của Mr. Trần Minh Nhựt – Giảng viên ngành Thiết kế Thời trang, Trường Đại học Hoa Sen – chủ đề “Trình diễn thời trang ảo: Giải pháp tiềm năng trong biểu diễn thời trang tại Việt Nam”, theo đó, loại hình trình diễn ảo có đầy đủ những yếu tố để phát triển tại Việt Nam. Các lợi ích đến từ show diễn ảo đem lại giải pháp bền vững, giảm chi phí marketing, tăng tính tương tác trên mạng xã hội và mở ra nhiều cơ hội cho các bạn trẻ đam mê công nghệ. Kèm theo đó là những mặt hạn chế của thời trang ảo tại thị trường thời trang Việt Nam, từ việc chưa nắm bắt kịp thời các cơ hội phát triển 3D trong thời gian dịch bệnh, đến việc thiếu sự đầu tư công nghệ trong chương trình học Thiết kế thời trang tại các cơ sở đào tạo.
 
Trong bài tham luận “FANTAS: FASHION TAGGING AND SEARCH SYSTEM – tìm kiếm trực quan hình ảnh thời trang trên sàn thương mại điện tử” của Mr. Andy Trần – CEO & Nhà sáng lập SSSMarket – đã giới thiệu ngắn gọn về FANTAS, hệ thống tìm kiếm và gắn thẻ hình ảnh giúp cải thiện trải nghiệm tìm kiếm sản phẩm trong ngành hàng thời trang. Tìm kiếm là một chức năng quan trọng trên các sàn thương mại điện tử, thời trang là một trong những ngành hàng thường có kết quả tìm kiếm không đầy đủ do hình ảnh đa dạng và các mô tả sản phẩm phức tạp. Hệ thống truy xuất hình ảnh thời trang (Fashion image retrieval – FIR) hỗ trợ tìm kiếm sản phẩm một cách chính xác từ dữ liệu thời trang khổng lồ dựa trên phương thức truy vấn hình ảnh. Độ chính xác của mô hình FANTAS cho thấy hiệu suất cao trong các tác vụ gắn thẻ và truy xuất, kết quả ban đầu cho thấy tiềm năng mạnh mẽ để cải tiến và nghiên cứu thêm.
Phần cuối của Hội thảo là bài tham luận “Blockchain và dữ liệu lớn, khi công nghệ gặp gỡ thời trang” của Mr. Nguyễn Văn Viện – IDFL Vietnam, Global Organic Textile Standard (GOTS), South East Asia-Audit and Certification Manager. Phần trình bày gồm các phần: hành vi mua sắm thời trang, hàng giả và hàng thật (Counterfeit vs Authentic), tác động của blockchain đối với việc lập sơ đồ chuỗi cung ứng, khi công nghệ gặp gỡ thời trang, và tác động của môi trường đến thiết kế và vật liệu bền vững. Với sự trợ giúp của chip NFC, các nhà sản xuất và các nhà thiết kế có thể dễ dàng loại bỏ tận gốc các sản phẩm giả mạo, vì chúng không có bất kỳ chuỗi hồ sơ giả mạo nào. Ngoài ra, nó có thể theo dõi nguồn gốc và quyền sở hữu của từng sản phẩm thời trang, giúp người mua nhận được sản phẩm (chính xác) thật mà họ đã chi tiền mua. DLT (Distributed-Ledger Technology) là biện pháp đối phó với hàng giả, với các lợi ích: quản lý dữ liệu tốt hơn, chuỗi cung ứng hiệu quả, và rủi ro hàng giả thấp hơn.
Nhìn chung, các phát triển về công nghệ là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự thay đổi, cập nhật các phần mềm hỗ trợ trong thiết kế và may mặc. Việc ứng dụng công nghệ hiện nay đang được các cơ sở đào tạo quan tâm, đồng thời, nó cũng trở thành một xu thế chuyển đổi số cho doanh nghiệp thiết kế, sản xuất và kinh doanh các mặt hàng thời trang.
 
Slideshow album hình trong buổi hội thảo 19/05/2022



_
Nguồn: thầy Trần Minh Nhựt
 
Facebook Youtube Tiktok Zalo