Những khó khăn thường gặp khi học ngành Luật
Học Luật có khó không là vấn đề mà nhiều bạn sinh viên đang có định hướng lựa chọn ngành Luật băn khoăn mong muốn được giải đáp chính xác nhất. Học ngành Luật là một hành trình đầy thách thức khó khăn. Vậy những khó khăn đó là gì, biện pháp khắc phục như thế nào. Hãy cùng Đại học Hoa Sen đi tìm hiểu câu trả lời chính xác qua bài viết dưới đây nhé.
Những khó khăn của sinh viên khi theo học chuyên ngành Luật
Ngành Luật đóng vai trò rất quan trọng trong xã hội. Khi theo đuổi ngành Luật, bạn sẽ được trang bị các kiến thức và kỹ năng cần thiết như: kỹ năng thuyết trình, kỹ năng nghiên cứu, kỹ năng giao tiếp. Khi học Luật người học sẽ nắm được những kiến thức về pháp luật. Từ đó các bạn nhận biết đúng đắn những điều mình nên làm và không nên làm cũng như biết được những quyền hạn và nghĩa vụ của một công dân. Đồng thời bạn cũng hiểu rõ mức độ nghiêm trọng của hành vi, mức phạt và cảnh báo.
Trong xã hội phát triển như hiện nay, luật lệ ngày càng hoàn thiện và chặt chẽ. Khi nắm rõ Luật sẽ giúp bạn áp dụng vào cuộc sống và môi trường làm việc tốt hơn. Khi chọn chuyên ngành Luật bạn sẽ được học tập trong môi trường tốt hơn giúp bạn có niềm tin vào pháp luật, công lý và sự công bằng.
Đây chính là những lợi ích mà sinh viên có được thi theo đuổi ngành Luật. Vậy học Luật có khó không? Cũng giống như bất cứ chuyên ngành khác, bên cạnh những lợi ích, khi theo đuổi ngành Luật cũng có những khó khăn nhất định.
Tính phức tạp của hệ thống pháp luật
Nếu đã theo đuổi ngành Luật, sinh viên phải có hiểu biết sâu rộng về các quy tắc pháp lý và vận dụng vào thực tiễn. Trong khi đó hệ thống pháp luật rất phức tạp và khó hiểu. Để có thể phân tích và áp dụng chính xác các quy tắc pháp lý phức tạp đòi hỏi sinh viên phải kiên nhẫn, tỉ mỉ trong việc nghiên cứu và áp dụng các quy định.
Khối lượng kiến thức lớn
Chuyên ngành Luật vô cùng đa dạng đòi hỏi sinh viên phải nắm bắt được các quy định pháp luật và quy trình pháp lý. Vì vậy, khối lượng kiến thức sinh viên phải học là rất lớn. Từ các lĩnh vực như: hình sự, luật dân sự, lao động tài chính cho đến Luật kinh doanh và Luật quốc tế. Việc nắm bắt và hiểu rõ những quy định pháp luật phức tạp là một thách thức lớn đối với sinh viên ngành Luật.
Sự thay đổi liên tục của các quy định pháp luật
Có thể nói sự thay đổi liên tục của các quy định pháp luật là cơn ác mộng đối với sinh viên học chuyên ngành Luật. Mỗi bộ luật có nhiều lần sửa đổi ban hành mới. Vì vậy, để giải quyết một vấn đề nào đó người học không những phải nắm bắt được những quy định của Luật hiện hành mà còn phải nắm được những quy định ở luật cũ.
Theo thống kê, sinh viên ngành Luật trong các bài kiểm tra sử dụng nhầm văn bản luật đã hết hiệu lực rất nhiều. Điều này chứng tỏ rằng việc các văn bản luật liên tục được cập nhật ban hành mới là một thách thức lớn đối với sinh viên học ngành Luật mà bạn cần chú ý.
Khối lượng bài tập và đề tài lớn
Khối lượng bài tập và đề tài lớn là một thách thức lớn mà sinh viên Luật phải đối mặt. Tài liệu pháp luật có rất nhiều quy định pháp luật khác nhau. Để tiếp thu được sinh viên phải có khả năng phân tích, đánh giá và tổng hợp thông tin.
Bên cạnh đó, ngôn ngữ pháp luật thường dùng thuật ngữ chuyên ngành rất khó hiểu. Để có thể hiểu chuyên sâu và áp dụng các thuật ngữ này sinh viên cần chuẩn bị kiến thức nền tảng về pháp luật.
Tính cạnh tranh cao trong các kỳ thi
Trong thời đại công nghệ số 4.0 vấn đề việc làm là một thách thức lớn đối với tất cả các ngành nghề. Tuy nhiên, với ngành Luật áp lực cạnh tranh trong ngành và áp lực bị đào thải cực kỳ cao.
Mỗi năm số lượng sinh viên tốt nghiệp nhiều hơn rất nhiều so với số lượng mà vị trí việc làm có sẵn. Vì vậy, người học Luật cần chuẩn bị kiến thức sâu rộng và có đầy đủ các kỹ năng chuyên môn tốt thì mới xuất sắc vượt qua các kỳ thi và có cơ hội lựa chọn cho công việc tương lai của bản thân.
Yêu cầu về kỹ năng phân tích và lập luận
Kỹ năng phân tích và lập luận là một trong những kỹ năng quan trọng nhất mà sinh viên ngành Luật cần phải có. Các bạn cần phải có kỹ năng giao tiếp tốt, lập luận rõ ràng và thuyết phục khi bảo vệ quan điểm pháp lý và tham gia vào các cuộc thảo luận pháp lý. Kỹ năng này giúp sinh viên có thể giải quyết các tranh chấp hiệu quả cũng như bảo vệ quyền lợi của khách hàng tốt nhất. Muốn phân tích và lập luận chính xác đòi hỏi sinh viên phải có cơ sở pháp lý vững chắc và khả năng diễn đạt ý kiến một cách logic.
Sự khác biệt lớn giữa lý thuyết và thực hành
Một trở ngại lớn mà sinh viên ngành Luật đó chính thời lượng thực hành hạn chế.
Sự khác biệt giữa lý thuyết và thực hành là một thách thức lớn của sinh viên Luật
Sinh viên thường chỉ được học lý thuyết và khi áp dụng vào thực hành thì đòi hỏi phải vận dụng tất cả các kiến thức liên quan đến bộ môn khác cũng như tất cả các tài liệu đã được học về chuyên ngành thì mới có thể giải quyết được vấn đề.
Khả năng vận dụng kiến thức Luật đã học vào các tình huống cụ thể
Việc tìm hiểu và vận dụng kiến thức vào tình huống cụ thể là bài tập không thể thiếu khi học Luật. Bởi học chuyên ngành này là để áp dụng luật vào thực tiễn đời sống. Sinh viên sẽ được cung cấp các tình huống theo từng chủ đề của bài giảng do giảng viên cung cấp và vận dụng vào các tình huống cụ thể.
Lúc này, sinh viên cần làm việc theo nhóm để giải quyết các bài tập. Khi đó bạn không chỉ học cách áp dụng các lý thuyết và tình huống mà còn biết cách làm việc nhóm cũng như học hỏi cách giao tiếp và trở thành một team làm việc hiệu quả.
Vậy tại sao đây lại là một khó khăn trở ngại đối với sinh viên học ngành Luật? Bởi mỗi tình huống mặc dù đã được phân loại theo đúng chương trình học nhưng khi vận dụng vào thực tế sinh viên luôn phải huy động tất cả các kiến thức của các môn học khác và kiến thức cuộc sống để giải quyết vấn đề.
Sau mỗi lần áp dụng kiến thức vào tình huống thực tế, các bạn lại được học hỏi, tích lũy nhiều kiến thức hơn cũng như có thêm nhiều kỹ năng hơn.
Tầm quan trọng của việc thực tập và trải nghiệm thực tế
Song song với quá trình nỗ lực học tập trên giảng đường thời gian khi thực tập đóng vai trò không nhỏ với sự trưởng thành của sinh viên và cơ hội nghề nghiệp của sinh viên ngành Luật sau này.
Đây là lúc các bạn chuyên ngành Luật tìm kiếm một nơi để thực tập vừa vận dụng kiến thức vào thực tiễn vừa làm quen với môi trường làm việc thực tế. Đây là cơ hội để sinh viên sinh viên học hỏi trau dồi và rèn luyện hoàn thiện kỹ năng mềm của bản thân.
Phần lớn thời gian học trên giảng đường sinh viên sẽ được tiếp nhận trau dồi kiến thức chuyên ngành. Nhưng khi trải nghiệm thực tế sinh viên Luật sẽ được áp dụng những kiến thức giảng dạy vào môi trường làm việc thực tiễn. Thực tế môi trường làm việc rất khác so với ngồi trên ghế nhà trường.
Sinh viên phải “ba đầu sáu tay” vận dụng các kiến thức chuyên ngành cũng như các kiến thức khác mới có thể giải quyết vấn đề một cách hiệu quả và thuyết phục nhất. Mặc dù thời gian trải nghiệm thực tập không dài nhưng vừa giúp sinh viên hoàn thiện kỹ năng, năng lực vừa có cơ hội phát triển bản thân.
Học cách vượt qua khó khăn
Không riêng gì ngành Luật mà bất cứ các ngành học nào cũng đều có những khó khăn nhất định đòi hỏi người học cần phải cố gắng vượt qua. Khi bạn đã có đam mê, kiên trì thì những khó khăn trở ngại của ngành Luật sẽ chẳng là gì để kìm hãm sự phát triển của bạn.
Khi bạn vượt qua được những khó khăn thử thách bạn sẽ thấy rằng học chuyên ngành Luật vô cùng ý nghĩa và là một sự lựa chọn đúng đắn. Sau đây là một số biện pháp giúp bạn vượt qua khó khăn khi theo đuổi ngành Luật một cách dễ dàng:
Trau dồi kiến thức và có hiểu biết sâu rộng về các bộ luật
Học Luật kiến thức vô cùng phong phú. Nếu không ghi nhớ tất cả các thông tin rất khó vận dụng vào trong đời sống. Mỗi bộ luật sẽ có nguyên tắc khác nhau và có thể cùng một cụm từ nhưng các khái niệm riêng trong một bộ luật khác nhau. Sinh viên cần nắm được các nguyên tắc và điều khoản.
Luôn cập nhật liên tục về các quy định mới
Việc sửa đổi bổ sung hay ban hành các văn bản luật được coi là một thách thức lớn đối với sinh viên ngành Luật. Bởi vậy sinh viên không chỉ nắm bắt những quy định của luật hiện hành mà còn phải thường xuyên cập nhật các quy định mới.
Khả năng vận dụng lý thuyết giải quyết vấn đề thực tế
Thay vì chỉ ghi nhớ các kiến thức một cách sáo rỗng, học cách vận dụng kiến thức vào thực tế sẽ giúp bạn ghi nhớ nhanh và sâu kiến thức. Hơn nữa phương pháp học tập này còn tạo niềm hứng khởi say mê với môn học.
Điều đáng nói pháp luật không cố định hoàn toàn mà sẽ liên tục được sửa đổi bổ sung trong quá trình hoạt động để thích ứng với thời kỳ giai đoạn phát triển khác nhau của xã hội và đất nước. Vì vậy, khi theo học ngành Luật và bổ sung kiến thức luật là đòi hỏi học tập suốt đời.
Kiên trì không bỏ cuộc
Kiên trì không bỏ cuộc là một tố chất không thể thiếu đối với sinh viên ngành Luật. Chỉ cần bạn phấn đấu luôn nỗ lực, chăm chỉ rèn luyện thì mọi cố gắng đều được đền đáp xứng đáng.
Tham gia hoạt động ngoại khóa
Thông qua các hoạt động ngoại khóa, sinh viên có thể tiếp thu kiến thức, các kỹ năng một cách nhanh chóng, nắm bắt được môi trường làm việc thực tế như thế nào. Ngoài ra, sinh viên Luật cũng sẽ có điều kiện phát huy, khám phá năng lực bản thân để hoàn thiện hơn. Các hoạt động ngoại khóa có thể là tham gia các CLB học thuật, giải trí, thể thao hoặc có thể là hoạt động thiện nguyện, xã hội do Đoàn-Hội sinh viên phát động. Không chỉ học hỏi được các kỹ năng, phát triển thể chất, tinh thần, sinh viên còn được kết nối, gặp gỡ và nâng cao tinh thần trách nhiệm xã hội của một công dân gương mẫu.
Qua bài viết trên phần nào đã giúp các bạn sinh viên gỡ rối được thắc mắc liệu học Luật có khó không. Đại học Hoa Sen với đội ngũ giảng viên chuyên môn cao có nhiều năm kinh nghiệm khẳng định học ngành Luật hay bất kỳ chuyên ngành nào khác cũng đều có những khó khăn thử thách riêng.
Tuy nhiên, nếu các bạn sinh viên có phương pháp học tập khoa học, Nhà tường tin chắc rằng các bạn sẽ dễ dàng vượt qua được sự khó khăn của việc học, say mê và yêu ngành học của mình hơn. Nếu các bạn đang có nhu cầu tìm hiểu về chuyên ngành Luật của Trường Đại học Hoa Sen thì hãy truy cập website để nắm bắt những thông tin hữu ích về ngành Luật cũng như môi trường học tập tại HSU nhé.