go789 game bài đỉnh cao Nền tảng đáng tin cậy

Đại học Hoa Sen – HSU
VI EN

Ngành Công nghệ thông tin học những môn gì chủ yếu?

Ngành công nghệ thông tin học những môn gì và chọn chuyên ngành nào để có nhiều cơ hội nghề nghiệp hơn? Đại học Hoa Sen nhận thấy rằng đây hẳn là những thông tin được rất nhiều bạn sinh viên quan tâm. Ngành công nghệ thông tin được đánh giá là một ngành hot với nhiều chuyên ngành khác nhau. Trong bài viết này, cùng HSU khám phá chi tiết về ngành Công nghệ thông tin nhé!

Giới thiệu về ngành Công nghệ Thông tin

Trước khi khám phá xem ngành công nghệ thông tin học những môn gì, hãy cùng Đại học Hoa Sen tìm hiểu về khái niệm của nó nhé. Ngành công nghệ thông tin tại Việt Nam được gọi với cái tên quen thuộc là IT, xuất phát từ tên tiếng Anh của ngành nghề này là Information Technology.

Ngành nghề này đề cập đến việc sử dụng công nghệ hiện đại để thực hiện truyền, khai thác, lưu trữ và xử lý các loại dữ liệu. Từ đó, sử dụng phương pháp hiệu quả nhất nhằm đáp ứng nhu cầu hoạt động của xã hội.

Ngành công nghệ được ngày càng nhiều sinh viên lựa chọn
Ngành công nghệ được ngày càng nhiều sinh viên lựa chọn

Công nghệ thông tin bao hàm rất nhiều lĩnh vực khác nhau hợp thành như: Internet, hệ thống máy tính, phần mềm, phần mềm máy tính, hệ thống thông tin,… Khi học Công nghệ thông tin, các bạn sẽ thấy ngành này được chia thành 5 chuyên ngành chính:

  • Khoa học máy tính
  • Kỹ thuật máy tính
  • Kỹ thuật phần mềm
  • Hệ thống thông tin 
  • Mạng máy tính truyền thông

Công nghệ thông tin được sử dụng rộng rãi trong tất cả các mặt của đời sống xã hội. Nó đóng vai trò quan trọng, trở thành nền tảng trong thực hành và phát triển các kỹ thuật hiện đại để người dùng giải quyết công việc nhanh chóng, đơn giản và dễ dàng hơn.

Ngành công nghệ thông tin học những môn gì?

Vậy bạn đã biết ngành công nghệ thông tin học những môn gì chưa? Nếu đang muốn theo học ngành này thì hãy cùng bắt đầu tìm hiểu những môn học thuộc ngành CNTT được đào tạo trong trường Đại học Hoa Sen trong phần tiếp theo này nhé.

Nhóm môn kiến thức cơ sở

Cho dù theo học ngành nào đi chăng nữa thì nhóm kiến thức đầu tiên sinh viên được tiếp cận đó chính là thông tin cơ sở. Đối với ngành công nghệ thông tin, các bạn sẽ được theo học các bộ môn:

  • Cấu trúc dữ liệu và giải thuật

Cấu trúc dữ liệu và giải thuật là môn học cung cấp cho các bạn sinh viên những kiến thức cơ bản về lập trình hướng đối tượng (OOP). Thông qua ngôn ngữ Java, bạn có thể cài đặt được các cấu trúc dữ liệu máy tính. Đồng thời, các em cũng sẽ biết cách thao tác trên cấu trúc dữ liệu để sáng tạo ra các thuật toán để tạo nên các chương trình hay phần mềm ứng dụng trong công nghệ thông tin.

  • Hệ thống máy tính

Đối với bộ môn hệ thống máy tính, bạn sẽ được nghiên cứu về các thành phần cơ bản để tạo nên một chiếc máy tính mà chúng ta sử dụng hàng ngày hiện nay. Từ đó, sử dụng chúng một cách phù hợp, hiệu quả, đúng với chức năng của từng bộ phận.

Để hiểu sâu hơn về các môn bạn cần giỏi trong ngành công nghệ thông tin, hãy nhấn vào học công nghệ thông tin cần giỏi môn gì để đọc thêm thông tin chi tiết từ trang chính thức của Đại học Hoa Sen.

Ngành công nghệ thông tin học những môn gì?
Ngành công nghệ thông tin học những môn gì?
  • Lý thuyết hệ điều hành

Hệ điều hành được coi như bộ não điều khiển mọi hoạt động của máy tính. Chính vì thế, khi học công nghệ thông tin chắc chắn không thể bỏ qua môn học này. Sau khi học xong, các bạn sẽ biết về nguyên lý hoạt động của hệ điều hành máy tính. Từ đó, có thể tự thiết kế một hệ điều hành hoàn chỉnh.

  • Cơ sở dữ liệu

Cơ sở dữ liệu là tập hợp các thông tin được sắp xếp theo một cấu trúc nhất định. Làm sao để xây dựng được cấu trúc cơ sở dữ liệu khoa học thì môn học này sẽ giúp bạn trả lời điều đó. Thông qua các thao tác đơn giản, việc sắp xếp và quản lý cơ sở dữ liệu đơn giản và nhanh chóng hơn rất nhiều.

Nhóm môn kiến thức ngành chính

Bạn đã phần nào biết được ngành công nghệ thông tin học những môn gì rồi chứ. Đó mới chỉ là kiến thức cơ sở chung của ngành công nghệ thông tin mà thôi. Tiếp sau đó, người học sẽ được tìm hiểu về kiến thức chuyên ngành với những môn học sau đây:

  • Phân tích thiết kế đối tượng

Môn học này sẽ giới thiệu đến bạn các dạng hệ thống thông tin khác nhau cũng như các khái niệm cơ bản của tiếp cận hướng đối tượng. Trong đó, tập trung vào làm rõ UML là gì cũng như cách thức xây dựng các biểu đồ, thiết kế đối tượng dữ liệu…

  • Công nghệ phần mềm

Công nghệ phần mềm giới thiệu đến các bạn sinh viên về hệ thống kỹ thuật và phần mềm máy tính. Đặc biệt tập trung vào xây dựng các ứng dụng giúp nâng cao chất lượng cuộc sống và hiệu quả công việc. 

Có rất nhiều chuyên ngành công nghệ để sinh viên lựa chọn
Có rất nhiều chuyên ngành công nghệ để sinh viên lựa chọn
  • Kiến trúc phần mềm

Môn Kiến trúc phần mềm đề cập đến cấu trúc cơ bản của một hệ thống phần mềm. Đồng thời, giúp học viên nắm rõ các quy tắc để tạo ra cấu trúc cũng như hệ thống. Bạn sẽ biết công việc cụ thể phải làm để giúp quản lý dự án dễ dàng hơn.

  • Trí tuệ nhân tạo

Trí tuệ nhân tạo giúp người học biết được cách thức để tạo ra các loại máy móc và hệ thống thiết bị, ứng dụng, phần mềm thông minh. Ngành học này khá rộng với nhiều yếu tố khác nhau vì thế nó khá là khó.

Nhóm môn định hướng ngành chuyên sâu

Các ngành học chuyên sâu được phát triển cao hơn từ các ngành học mà bạn đã được tìm hiểu từ trước đó. Tiếp theo, hãy cùng tìm hiểu xem ngành công nghệ thông tin học những môn gì một cách chuyên sâu để lựa chọn nhé.

  • Máy học

Kỹ thuật máy móc chính là chuyên ngành chính của lĩnh vực công nghệ thông tin. Với chuyên ngành này, người học sẽ được tìm hiểu về các kỹ thuật phần cứng và phần mềm của máy tính. Bên cạnh đó là những kiến thức về hệ thống mạch điện đơn giản cho đến bộ vi xử lý vô cùng phức tạp cũng sẽ được nhà trường đào tạo một cách đầy đủ.

  • Lập trình ứng dụng trí tuệ nhân tạo

Chuyên ngành lập trình AI giúp xây dựng chương trình máy tính với nhiều tính năng. Đây là một chuyên ngành mới, chưa có nhiều sự nghiên cứu nên sẽ khá khó để tiếp cận nhưng cũng là mảnh đất màu mỡ để các bạn sinh viên có thể khai phá.

Công nghệ thông tin nghiên cứu sâu về hệ thống máy tính
Công nghệ thông tin nghiên cứu sâu về hệ thống máy tính
  • Kỹ thuật phát triển kho dữ liệu

Xử lý dữ liệu cũng là một chuyên ngành thuộc khối Công Nghệ Thông Tin. Với môn học này, các bạn sinh viên sẽ được tìm hiểu về cách thức quản trị dữ liệu để có thể tối ưu hoá công việc một cách dễ dàng hơn.

  • Phát triển ứng dụng trên thiết bị di động

Nếu bạn là người say mê khám phá cái mới thì chắc chắn không nên bỏ qua chuyên ngành phát triển ứng dụng trên thiết bị di động. Bạn sẽ được học về phương thức để xây dựng một phần mềm trên điện thoại ra sao để thỏa sức sáng tạo ra những ứng dụng mới phục vụ cho nhu cầu của người dùng.

  • Công nghệ Blockchain

Blockchain là các bản ghi có sự kết nối với nhau thông qua mật mã. Chúng hỗ trợ ngày càng cao trong quá trình kinh doanh của các doanh nghiệp lớn hiện nay. Vì thế, ngành này cũng có rất nhiều cơ hội công việc sau khi tốt nghiệp. 

Học ngành CNTT ra trường làm nghề gì?

Cơ hội làm việc của các bạn sinh viên ngành công nghệ thông tin sau khi ra trường ngày càng cao. Bởi bất cứ công việc gì cũng sẽ liên quan đến ngành nghề này. Trong đó, phân chia thành 7 ngành nghề chính đó là:

Lập trình viên (Programmer)

Đây là một ngành cực kỳ hot trong số các công việc liên quan đến công nghệ thông tin hiện nay. Vai trò chính của các lập trình viên đó là thiết kế và xử lý các vấn đề có liên quan đến thiết bị và phần mềm sử dụng trong lĩnh vực này. Đồng thời, bảo trì và nâng cấp hệ thống cho các công ty, doanh nghiệp… 

Chuyên viên phân tích thiết kế hệ thống (Systems Analyst)

Chuyên viên phân tích hệ thống là người phụ trách việc phân tích cũng như triển khai các hệ thống phần mềm cho các tổ chức, đơn vị và doanh nghiệp. Bộ phận này sẽ phối hợp cùng các bộ phận khác trong việc xây dựng và phát triển thương hiệu của doanh nghiệp. 

Quản trị mạng (Network Administrator)

Bất cứ tổ chức, công ty, doanh nghiệp nào khi muốn phát triển ổn định thì bắt buộc phải có đội ngũ quản trị mạng chuyên nghiệp. Nếu không hệ thống thông tin của doanh nghiệp sẽ bị đột nhập, lấy cắp sẽ ảnh hưởng vô cùng nghiệp trọng. 

Chuyên gia bảo mật (Security Specialist)

Bên cạnh quản trị mạng thì an ninh mạng cũng đặc biệt được coi trọng trong các doanh nghiệp hiện nay. Nhiệm vụ của đội ngũ này là phân tích những sai phạm an ninh đã, đang và có thể xảy ra để tiến hành sửa chữa.

Đa dạng nghề nghiệp cho sinh viên công nghệ
Đa dạng nghề nghiệp cho sinh viên công nghệ

Thiết kế và phát triển website (Web Developer)

Trong thời đại công nghệ 4.0, việc quảng bá thương hiệu trên hệ thống website là rất quan trọng. Điều này tạo ra cơ hội không nhỏ cho các bạn sinh viên ngành công nghệ thông tin mới ra trường. 

Kiểm thử phần mềm (Software Tester)

Kiểm thử phần mềm mà công việc mà ở đó, chúng ta sẽ trực tiếp kiểm tra chất lượng của các sản phẩm công nghệ vừa được tạo ra bởi các lập trình viên. Thông qua đó đánh giá xem phần mềm hoạt động có mượt không, có những lỗi gì cần khắc phục và đã đưa ra thị trường được hay chưa.

Phân tích dữ liệu (Data Analyst)

Chuyên gia công nghệ thực hiện phân tích dữ liệu để giúp các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp đánh giá được thực trạng của thị trường. Từ đó, tìm ra cho mình hướng đi chính xác, phù hợp để đầu tư có lãi.

Mức lương của ngành CNTT như thế nào?

Không chỉ tìm hiểu ngành công nghệ thông tin học những môn gì khi muốn lựa chọn môi trường học tập, nhiều bạn trẻ cũng rất quan tâm đến mức lương của ngành nghề này. Tuỳ vào từng giai đoạn, vị trí làm việc khác nhau, mức lương mà một người nhận được cũng sẽ không giống nhau.

Mức lương của ngành nghề công nghệ thông tin cực hấp dẫn
Mức lương của ngành nghề công nghệ thông tin cực hấp dẫn

Trong đó, chúng ta có thể phân chia thành 3 mức đó là:

  • Thực tập sinh hoặc sinh viên mới tốt nghiệp ra trường sẽ được hưởng mức lương khởi điểm từ 5 – 7 triệu đồng/tháng.
  • Nhân viên Công nghệ thông tin có mức lương dao động từ 10 – 25 triệu đồng/tháng. Theo thời gian, năng lực và kinh nghiệm ngày càng cao thì mức lương cũng sẽ tăng thêm.
  • Khi bạn đã lên được chức trưởng phòng hoặc giám đốc thì tiền lương sẽ dao động từ 1.500 – 3.000 USD/tháng (khoảng 30 – 60 triệu đồng/tháng).

Nên học ngành CNTT tại trường Đại học nào ở TPHCM?

Bạn đang muốn theo học ngành Công nghệ thông tin với cơ hội phát triển nghề nghiệp rộng mở, nhưng vẫn còn phân vân chưa biết nên theo học ở đâu trong số các trường đại học đào tạo ngành công nghệ thông tin? Vậy hãy tham khảo và lựa chọn ngay ngành Công nghệ thông tin Đại học Hoa Sen với những điểm nổi bật sau đây:

  • Chương trình đào tạo của ngành Công nghệ thông tin tại trường đại học Hoa Sen được xây dựng đạt chuẩn theo đánh giá ngoài AUN-QA. Đây là Tổ chức đảm bảo chất lượng của Mạng lưới các trường đại học ASEAN.
  • Đào tạo sinh viên công nghệ theo hướng ứng dụng, thực hành là chính. Với việc luôn cập nhật công nghệ mới đến sinh viên như Microsoft, Apple, Google, Oracle..
  • Các bạn sinh viên sẽ được học tập dưới sự hướng dẫn trực tiếp của đội ngũ giảng viên giảng dạy giàu kinh nghiệm thực tế. Đồng thời, giảng viên cũng có mối quan hệ chặt chẽ với nhiều doanh nghiệp khác nhau giúp việc nghiên cứu thực tế tại doanh nghiệp dễ dàng hơn.
Đại học Hoa Sen đào tạo sinh viên công nghệ chất lượng
Đại học Hoa Sen đào tạo sinh viên công nghệ chất lượng
  • Cơ sở vật chất, phòng máy được trang bị khang trang với hệ thống máy thực hành hiện đại.
  • Hiện nay, Hoa Sen đang là đối tác của nhiều doanh nghiệp và tập đoàn công nghệ đa quốc gia lớn trên thế giới như Amazon, Google, Intel, Samsung… Từ đó, giúp việc đào tạo học viên trực tiếp cùng với doanh nghiệp và ngay tại doanh nghiệp để đáp ứng nhu cầu tuyển dụng nguồn nhân lực hiện nay.
  • Sinh viên công nghệ thông tin tại đại học Hoa Sen đảm bảo 100% có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp và nhiều em tìm được việc khi còn đang học năm thứ 3.

Như vậy, bạn đã nắm rõ ngành công nghệ thông tin học những môn gì để lựa chọn cho mình rồi chứ? Đại học Hoa Sen hy vọng với những kiến thức này đã giúp các bạn học sinh tìm kiếm được ngành nghề mình yêu thích để theo đuổi trong tương lai.

Xem thêm:

Công nghệ thông tin làm nghề gì?

Học công nghệ thông tin có khó không?

Học phí của ngành công nghệ thông tin?

Nên học ngành gì trong công nghệ thông tin?

Nhưng yêu cầu của ngành công nghệ thông tin?

Công nghệ thông tin năm nhất học gì?

Facebook Youtube Tiktok Zalo