go789 game bài đỉnh cao Nền tảng đáng tin cậy

Đại học Hoa Sen – HSU
VI EN

Thêm “vitamin tinh thần” cho thí sinh

Mùa thi đang cận kề, các bậc phụ huynh không những chăm sóc về thể chất cho con cái mà cần phải “bồi bổ” về mặt tinh thần để giúp các thí sinh tránh những áp lực không đáng có.

Quan tâm đúng cách

Trong giai đoạn “vượt vũ môn”, ngoài tâm trạng rất dễ căng thẳng do khối lượng bài vở nhiều, các thí sinh còn khao khát nhận được sự quan tâm từ cha mẹ của mình. Sự quan tâm đúng cách của các bậc phụ huynh là liều “vitamin tinh thần” giúp thí sinh không có cảm giác bị bỏ rơi, cô lập với một núi bài vở.

Phụ huynh Nguyễn Thị Mận (quận 9, TP.HCM) có con dự thi Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM, chia sẻ: “Tôi hiểu tâm lý con từ bé nên không áp đặt gì hết. Có chăng chỉ là nhắc nhở cháu ngồi vào bàn học đúng giờ. Trường dự thi cũng do cháu chọn, tôi chỉ làm “quân sư” thêm”.

Thí sinh tham gia ngày hội tư vấn tuyển sinh ĐH-CĐ năm 2012 tại Trường ĐH Bách khoa TP.HCM – Ảnh: P.Nga

Theo thạc sĩ Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu, giảng viên Khoa Tâm lý – Giáo dục Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, trong giai đoạn “trăm dâu đổ đầu tằm” thì stress là căn bệnh thường xuyên đến với các thí sinh. Mà căn nguyên là thí sinh không đảm bảo sức khỏe, ôn thi không có “chiến lược”. Đặc biệt là cha mẹ quan tâm con cái không đúng cách.

Nhiều phụ huynh không quan tâm đến sở trường và nguyện vọng của con, luôn tự mình áp đặt. Hoặc đôi khi chăm chút cho con từng li từng tí, liên tục hỏi han khiến cho các thí sinh nhiều khi cảm thấy… phiền!

Bác sĩ Phan Hồng Anh, Phó chủ tịch Hội Kế hoạch hóa gia đình TP.HCM, chia sẻ: “Cha mẹ là nôi tinh thần lớn nhất của con trẻ. Cha mẹ yêu con là không tạo những áp lực vô hình cho con do kỳ vọng quá cao. Yêu con chứ không phải yêu điểm. Vì vậy không phải con được bao nhiêu điểm mà quan trọng nhất là con đã cố gắng hết mình”.

Đồng thời, thí sinh cũng cần đả thông tư tưởng để tránh bị căng thẳng. Sự lo âu quá mức cũng làm cho thần kinh nặng trĩu dẫn đến sút giảm khả năng học tập và trì trệ trong suy nghĩ.

Điều đáng sợ là bị ép học ngành không thích. Có em thích làm bác sĩ, kỹ sư… nhưng cũng có em thích làm ca sĩ, họa sĩ… Nhiều em thất bại ở trường thi mà lại rất thành công ở trường đời!  

Trong lúc học thi, cha mẹ nên nhắc con: Thi “chơi” thôi nha, đậu cũng tốt, không đậu cũng tốt, miễn là con đã cố gắng hết mình thôi! Được nghe như vậy, trẻ yên tâm thi cử, khả năng đậu sẽ cao!

Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc

“Giải phóng” tinh thần cho con

Theo bác sĩ Hồng Anh, trong giai đoạn thi cử, nhiều thí sinh bị xáo trộn nhịp sinh học hằng ngày do thức khuya dậy sớm, làm việc quá sức dẫn đến suy nhược thần kinh. Vì vậy, stress là bệnh rất dễ gặp.

Stress có thể khiến thí sinh rơi vào trạng thái trầm cảm. Biểu hiện là mỗi ngày thí sinh đều thể hiện sự sầu muộn, từ chối những nguồn vui vốn có cộng với một số triệu chứng như: giảm hoặc lên cân, giảm hoặc tăng cảm giác ngon miệng bất thường, mất ngủ hoặc ngủ triền miên, kích động hoặc trở nên chậm chạp, có ý tưởng hoặc hành vi tự sát…

Thạc sĩ Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu tâm sự: Tôi đã từng tư vấn cho một em học sinh nữ (Q.3, TP.HCM) bị cha mẹ bắt ép thi vào Trường ĐH Y Dược TP.HCM theo truyền thống bác sĩ của gia đình.

Sau khi đấu tranh quyết liệt để được học ngành Thiết kế thời trang mà không thành công, em đã chiều theo ý gia đình và đã uống thuốc ngủ tự vẫn ngay sau khi thi xong môn cuối cùng. May mắn em được cấp cứu kịp thời, tuy nhiên sau khi hồi phục em hoàn toàn hờ hững với gia đình.

Vì vậy, “phần thưởng” lớn nhất trong giai đoạn cam go này vẫn là tình yêu thương, luôn bên cạnh mỗi khi con trẻ cần. Hãy biến mùa thi thành một mùa cơ hội cho sự quan tâm để đốt lên ngọn lửa gia đình. 

Theo Phương Nga

(Nguồn: Báo Thanh Niên online)

image image image