go789 game bài đỉnh cao Nền tảng đáng tin cậy

Đại học Hoa Sen
VI EN

Nam Giới Ngồi Thư Giãn Trong Khi Nữ Giới Vẫn Phải Phục Vụ Trà Nước Cho Khách? Phân Biệt Giới Tính Hàng Ngày Như Thế Này Làm Tổn Hại Đến Sức Khỏe Tinh Thần của Nữ Giới

Tác giả/Author: TS. -Lecturer-La Trobe University

Người dịch/Translator: Doãn Thi Ngọc– GV-Lecturer, Trường Đại Học Hoa Sen (HSU)

Phân biệt giới tính (sexism) và sự khinh miệt phụ nữ (misogyny) rõ ràng gây bất lợi cho phụ nữ theo nhiều cách khác nhau. Phụ nữ đã và đang không chỉ bị bất lợi về kinh tế, về lực lượng lao động, về chăm sóc sức khỏe, về bạo lực từ bạn tình, về bạo lực giới ở nơi công cộng, và bị quấy rối trên đường phố.

Hơn nữa, đến tận năm 2019, phụ nữ vẫn còn phải đối mặt với việc phủ nhận tình trạng bất bình đẳng giới đang tồn tại. Một số người vẫn tin rằng luật chống phân biệt đối xử, chính sách trả lương bình đẳng, và đảm bảo quyền làm mẹ không phải là rào cản đối với sự tham gia vào thị trường lao động, nhưng tất cả những điều này là cần thiết để đạt được bình đẳng giới.

Nhưng phân biệt giới tính rất phổ biến trong xã hội theo những cách tinh vi hơn – và tác động của nó không phải lúc nào cũng hữu hình hay nhận ra dễ dàng. Sự phân biệt đối xử này không chỉ xảy ra ở nơi làm việc, trên đường phố, mà còn trong môi trường xã hội và trong chính ngôi nhà của chúng ta, và đôi khi nó xảy ra bởi chính những người yêu thương chúng ta.

Nó cũng có thể bắt đầu từ rất sớm, khi chúng ta còn nhỏ, đơn cử như: khi cha mẹ kêu con gái phục vụ trà nước cho khách tại một buổi họp mặt gia đình, và con trai được tự do thư giãn hay ngồi trò chuyện với họ hàng nam giới khác.

Mọi người xung quanh có thể không chú ý tới những hành vi phân biệt giới tính hàng ngày, nhưng nó có thể khiến phụ nữ suy sụp và có liên quan đến sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần ngày càng suy kém.

‘PHÂN BIỆT GIỚI TÍNH HÀNG NGÀY’ LÀ GÌ?

Các nhà nghiên cứu đã chứng minh trải nghiệm phân biệt giới tính hàng ngày bằng phương pháp viết nhật ký hàng ngày. Trong một loạt các nghiên cứu từ Hoa Kỳ, các nhà nghiên cứu đã yêu cầu 107 phụ nữ và 43 nam giới ghi vào nhật ký bất kỳ sự cố phân biệt giới tính nào mà họ gặp phải trong khoảng thời gian hai tuần.

Một dạng phân biệt giới tính mà những người tham gia gặp phải là sự tán thành của các định kiến ​​và thành kiến ​​về vai trò giới truyền thống. Ví dụ, một người tham gia đã nói rằng họ trải nghiệm những câu định kiến như “Đừng làm cho cái đầu nhỏ xinh của cô ấy lo lắng về những vấn đề bảo hiểm phức tạp”.

Một kiểu phân biệt giới tính thứ hai mà những người tham gia gặp phải là họ bị hạ thấp hoặc xúc phạm, thông qua những trò đùa và ngôn ngữ phân biệt giới tính.

Một kiểu phân biệt giới tính thứ ba là vật thể hóa tình dục, chẳng hạn như bị quấy rối trên đường phố và bị đụng chạm không mong muốn. Ví dụ, một người tham gia báo cáo nói rằng có một người lạ trong bữa tiệc đã bóp eo cô ấy khi anh ta đang đi ngang qua.

Trong một số bối cảnh, phụ nữ có thể không gặp bất kỳ rào cản chính thức nào đối với việc tham gia, nhưng vẫn có thể phải đối mặt với các chuẩn mực văn hóa gây bất lợi cho họ.

Ví dụ, phụ nữ trong các lĩnh vực truyền thống do nam giới thống trị như STEM (khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học) có thể trở thành mục tiêu của thành kiến ​​và định kiến ​​tiêu cực và bị đánh giá thấp sự thành công của họ.

Định kiến ​​tiêu cực này có thể bao gồm việc bị đánh giá thấp hơn hoặc được giao những nhiệm vụ dễ dàng hơn. Hoặc phụ nữ cũng có thể bị loại trừ và cô lập, chẳng hạn như không được mời tham gia các buổi giao lưu ngoài giờ.

Các quy tắc và luật chống phân biệt giới tính không ngăn cản những người có thái độ phân biệt giới tính NGỪNG đối xử bất công với người khác trong các tương tác hàng ngày. Điều này đặc biệt đúng khi nó xảy ra một cách vô thức, theo những cách mà mọi người không thể phát hiện ra.

PHÂN BIỆT ĐỐI XỬ TRỞ THÀNH TỰ NHIÊN

Mặc dù các trường hợp riêng lẻ của sự đối xử bất công này có vẻ nhỏ đến mức vô hại, nhưng chúng có thể xảy ra thường xuyên và phổ biến. Phân biệt giới tính hàng ngày thường xuất hiện ở mức độ thấp nhưng liên tục và như là một yếu tố nhỏ nữa làm gia tăng thêm những căng thẳng trong cuộc sống của chúng ta.

Không có gì ngạc nhiên khi những hình thức phân biệt giới tính TINH VI hàng ngày này có liên quan đến sức khỏe tâm thần ngày càng kém hơn của nữ giới.

Nghiên cứu nhật ký hàng ngày được mô tả ở trên cho thấy các báo cáo về phân biệt giới tính hàng ngày thường xuyên có tương quan với dự đoán sức khỏe tâm thần kém hơn.

Nghiên cứu trước đó cho thấy trải nghiệm phân biệt giới tính có liên quan đến sức khỏe tinh thần và thể chất kém hơn, bao gồm rối loạn căng thẳng sau sang chấn (được gọi là PTSD), uống rượu quá mức, và hút thuốc quá mức.

Gần đây hơn, một nghiên cứu cho thấy trải nghiệm phân biệt giới tính tại nơi làm việc một phần là nguyên nhân dẫn đến kết quả sức khỏe ở phụ nữ kém hơn so với nam giới.

Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy có những yếu tố khác kiểm soát mối quan hệ giữa phân biệt đối xử và kết quả sức khỏe. Ví dụ, những phụ nữ có lòng tự trọng cao dường như không phải chịu đựng những hành vi phân biệt đối xử tồi tệ.

Với sự phổ biến của phân biệt đối xử theo giới tính, nghiên cứu về tác động của nó đối với sức khỏe tâm thần vẫn còn thấp. Nhưng các kết quả nghiên cứu hiện có đã chứng thực bởi các nghiên cứu về tác động sức khỏe tâm thần từ việc phân biệt đối xử dựa trên chủng tộc và khuynh hướng tình dục.

PHÂN BIỆT GIỚI TÍNH CÓ THỂ VÔ HÌNH ĐỐI VỚI MỘT SỐ NGƯỜI

Các nghiên cứu liên tục chỉ ra rằng nhận thức về việc ta bị phân biệt đối xử bởi bất kỳ lý do nào ĐỀU có ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và thể chất. Và các hình thức phân biệt đối xử tinh vi có thể có hại hơn cả các hình thức phân biệt đối xử công khai.

Những người không trải qua phân biệt giới tính hàng ngày có thể khó nhận ra được. Nghiên cứu cho thấy nam giới ít chấp nhận bằng chứng phân biệt giới tính hơn nữ giới. Điều này có thể là do nhận thức và quan sát hàng ngày bị giới hạn bởi kinh nghiệm của chúng ta và thành kiến của chúng ta.

Chỉ bằng chứng mang tính kể chuyện là chưa đủ để chứng minh thực tế đầy đủ về phân biệt giới tính hàng ngày và các tác động của nó. Nghiên cứu khoa học tiết lộ nhiều hơn những gì trực giác của chúng ta làm về bản chất của những hiện tượng này, với độ chính xác cao hơn.

PHÂN BIỆT GIỚI TÍNH LÀ MỘT VẤN ĐỀ SỨC KHỎE

Do mối liên hệ này với tình trạng an sinh hạnh phúc (well-being), chúng ta nên coi phân biệt giới tính là một vấn đề sức khỏe cộng đồng thì mới hợp lý.

Làm như vậy sẽ mở rộng vòng kết nối của những người có trách nhiệm bảo vệ an sinh hạnh phúc của những người bị ảnh hưởng. Các chính phủ có nghĩa vụ giảm sự chênh lệch về sức khỏe này, cũng như họ cần đầu tư vào việc giảm các vấn đề sức khỏe cộng đồng khác, bao gồm cả nghiện thuốc lá và bệnh béo phì.

Mặc dù những định kiến về giới vẫn còn tồn tại như cách đây 30 năm, nhưng có những bằng chứng đầy hứa hẹn mà chúng ta có thể học hỏi để giảm thiểu tình trạng phân biệt giới tính hàng ngày.

Một trong những cách can thiệp đó là mô phỏng trải nghiệm bị phân biệt đối xử bằng cách chỉ định ngẫu nhiên một nhóm người tham gia trải nghiệm “những lợi thế nhỏ và dường như vô hại” thông qua một trò chơi.

Trải nghiệm trực tiếp về sự phân biệt đối xử, và phân tích có phản biện về điều này sẽ làm tăng khả năng nhận biết tác hại mà phân biệt giới tính gây ra và giúp chúng ta gia tăng ý định vượt qua nó.

Tạo ra một xã hội công bằng hơn đòi hỏi phải có một số liều thuốc giải độc cho những tác động đến sức khỏe tâm thần do phân biệt giới tính gây ra. Và như chúng ta đã biết, phòng bệnh hơn chữa bệnh.

Báo The Conversation và tác giả  cho phép Gendertalkviet dịch sang tiếng Việt và đăng toàn văn. Thay mặt cho, Ban Biên Tập Gender Talk, chúng tôi xin gửi lời cám ơn chân thành tới Tác giả và Báo The Conversation cho phép chúng tôi đăng lại bài toàn văn. Sự đóng góp của Quý Báo The Conversation và tác giả rất quý giá và ý nghĩa. 

Link Tiếng Việt: 

Link gốc: 

This article is republished from  under a Creative Commons license. Read the .

Bài viết liên quan

PHIÊN TÒA GIẢ ĐỊNH NGÀY 20/4/2024
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI – LUẬT, TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN KÝ BIÊN BẢN GHI NHỚ HỢP TÁC NHẰM ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN ĐÀO TẠO NGÀNH LUẬT VÀ LUẬT KINH TẾ
[RECAP] HỌP HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH LUẬT – TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC
ĐẾN TẤM CÒN ĐI HỘI, SAO MÌNH LẠI KHÔNG?CÙNG “HỘI BẠN” ĐI DỰ “NGÀY HỘI”
GIAO LƯU TƯ VẤN NGÀNH TÂM LÝ HỌC VÀ LUẬT KINH TẾ QUA ZOOM ONLINE
Tại Sao ‘Uber Dành Cho Phụ Nữ’ Không Có Sự Phân Biệt Đối Xử
Buổi Trải nghiệm Field Trip Dinh Độc Lập của Lớp MCBT: “CONNECT WITH YOUR WORLD”
[RECAP] TALKSHOW ONLINE “LUẬT HỌC SO SÁNH, NHÌN TỪ GÓC ĐỘ QUỐC TẾ”
[RECAP] TOẠ ĐÀM “PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP NGÀNH LUẬT”
[RECAP] SỰ KIỆN RA MẮT TÁC PHẨM MỚI “TƯ DUY NHƯ MỘT LUẬT SƯ”
[RECAP] NGÀY HỘI TÂN SINH VIÊN – OPENING DAY K24
[RECAP] TALKSHOW “CÁC YẾU TỐ XÃ HỘI ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÌNH ẢNH CƠ THỂ VÀ RỐI LOẠN ĂN UỐNG”
[RECAP] PHIÊN TÒA GIẢ ĐỊNH VỀ BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ LÝ THÁNH TÔNG, QUẬN 8, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
[RECAP] Phiên tòa giả định ngày 20/5/2024 – Thực học và thực hành Luật của sinh viên Trường Đại Học Hoa Sen
Ngành Luật Kinh tế, Khoa Khoa học Xã hội – Luật, Trường Đại học Hoa Sen thông báo về một sự kiện đặc biệt và bổ ích: “Phiên Tòa Giả định” xét xử vụ án CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH.
Facebook Youtube Tiktok Zalo