go789 game bài đỉnh cao Nền tảng đáng tin cậy

Đại học Hoa Sen
VI EN

Tại sao nữ giới lại cần đồng minh nam giới nơi công sở – và tại sao việc chống phân biệt giới tính mỗi ngày làm tăng giá trị của nam giới

Tác giả: -Associate Professor of Management, Western Washington University

Người dịch: Phan Thị Đông Hoài-GV-Lecturer- Trường Đại Học Hoa Sen (HSU)

Nữ giới và các nhóm ủng hộ bình đẳng giới đang cố gắng thuyết phục nam giới trở thành đồng minh trong cuộc chiến chống phân biệt giới tính.

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng nếu thiếu đi sự hỗ trợ từ nam giới, nữ giới tự mình sẽ phải đối mặt với gánh nặng chống nạn phân biệt giới tính nơi công sở xảy ra hàng ngày như: hành vi hài hước của người không ưa nữ giới cũng như những công kích ngầm đối với họ. Điều này có thể dẫn đến cảm giác nữ giới bị cô lập, căng thẳng và kiệt sức.

Vậy phái không bị phân biệt giới tính -nam giới có thể tạo nên sự khác biệt không?

Tôi và các đồng nghiệp của tôi có linh cảm rằng chỉ những hành động nhỏ và mang tính riêng lẻ của các đồng minh nam – ngay cả những hành động đơn giản như làm nổi bật những điểm mạnh của các đồng nghiệp nữ hoặc thăm hỏi họ có ổn không – cũng được xem là đối trọng lại với những điều tiêu cực về phân biệt giới tính hàng ngày. Hơn nữa, chúng tôi còn quyết định nghiên cứu xem những hành động ủng hộ này tác đông đến nam giới nơi công sở ra sao.

Cư Xử Như Một Đồng Minh Là Như Thế Nào

Tôi và các đồng nghiệp của tôi đã thử nghiệm những linh cảm này bằng một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Tâm Lý Đàn Ông và Đặc Điểm Nam Tính (Psychology of Men and Masculinities).

Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã tuyển 101 cặp đồng nghiệp nam và nữ cùng làm việc trong các bộ phận mà nam giới thống tri (male-dominated department) của 64 trường đại học nghiên cứu ở Hoa Kỳ và Canada. Chúng tôi đã yêu cầu các trưởng khoa mời các giảng viên nữ thực hiện và sau đó tự họ sẽ mời những đồng nghiệp nam thường xuyên làm việc với họ cùng tham gia thực hiện khảo sát.

Chúng tôi hỏi những người phụ nữ này rằng “ở mức độ nào cho thấy nam đồng nghiệp mà họ chọnđã cư xử như một đồng minh, chẳng hạn như họ quan tâm đến các vấn đề mà nữ đồng nghiệp phải đối mặt và bênh vực khi anh ta thấy họ bị phân biệt đối xử. Chúng tôi cũng hỏi những người phụ nữ , giả dụ: hành vi nào mà họ mong muốn nam đồng nghiệp cảm kích mình, mà điều này được xem là dấu hiệu của sự hòa nhập – và họ có thấy nhiệt tình khi làm việc với anh ta hay không.”

Chúng tôi cũng hỏi những người đàn ông rằng “ở mức độ nào cho thấy họ tự cư xử như một đồng minh, chẳng hạn như hiểu được những trải nghiệm độc đáo của nữ đồng nghiệp hoặc dám đối đầu với những đồng nghiệp có hành vi phân biệt giới tính với nữ giới. Chúng tôi cũng muốn biết mức độ nào mà họ cảm thấy có sự ủng hộ của mình dành cho nữ giới để giúp nữ giới làm những điều tốt hơn” trong cuộc sống và đạt được những kỹ năng mới để có trở thành một “thành viên tốt hơn trong gia đình”. Tất cả các câu trả lời này đã được đánh gia theo một thang đo.

Càng Có Sự Hòa Nhập Cao của Nữ Giới, Càng Có Sự Phát Triển Cao Cho Nam Giới Nơi Công Sở

Theo kết quả nghiên cứu, dưới phân nửa phụ nữ đánh giá nam đồng nghiệp là đồng minh mạnh mẽ. Chúng tôi nhận thấy những người phụ nữ nào mà coi đồng nghiệp nam là đồng minh thì thấy mức độ hòa nhập của họ vào môi trường làm việc cao hơn những người không coi nam giới là đồng minh, đó là lý do tại sao phụ nữ cảm thấy hăng hái hơn khi làm việc với họ.

Nói một cách khác, có nam giới là đồng minh ở nơi làm việc thì phụ nữ cảm thấy mình có cảm giác thuộc về nơi làm việc cao hơn và chính điều này giúp nữ giới làm việc nhiệt tình hơn với các đồng nghiệp nam trong công việc.

Cách thức này có ý nghĩa quan trọng và lâu dài. Nếu phụ nữ cảm thấy tràn đầy năng lượng và hòa nhập, họ có thể gắn bó với công việc và người sử dụng lao động lâu hơn – thay vì bỏ việc – và cùng cố gắng thay đổi phân biệt giới tính nơi công sở.

Những nam giới có khuynh hướng hành động như những người đồng minh cho nữ giới cũng chothấy mức độ phát triển cá nhân cao hơn và cũng cho thấy họ đạt được những kỹ năng trở thành người chồng, người cha, anh trai và con trai tốt hơn. Xu hướng này cho thấy việc trở thành đồng minh nam sẽ tạo ra những hiệu ứng tích cực vượt ra ngoài môi trường làm việc.

MỘT BƯỚC ĐẦU TIÊN QUAN TRỌNG

Mặc dù đây là những kết quả đầy hy vọng, nhưng nghiên cứu của chúng tôi vẫn có một số lưu ý.

Một nghiên cứu của chúng tôi cho thấy đàn ông và phụ nữ thường có nhận thức khác nhau về việc ai là đồng minh. Ví dụ, 37% phụ nữ có nam đồng nghiệp xem mình như là những đồng minh mạnh mẽ thì không đồng ý với đánh giá này. Và hơn một nửa tỷ lệ nam giới được phụ nữ coi là đồng minh mạnh mẽ lại không thừa nhận mình như vậy.

Tuy nhiên, đàn ông được lợi khi xem chính mình là những đồng minh dù đồng nghiệp nữ của họ có đồng ý hay không. Và quan trọng là, phụ nữ có được lợi ích từ nhận thức các đồng nghiệp nam là những đồng minh hay không, ngay cả khi sau đó họ không nhìn nhận theo cách này.

Phát hiện của chúng tôi cũng bị hạn chế do số mẫu nghiên cứu nhỏ. Và chúng tôi không biết những người đàn ông tự nhận mình là đồng minh đã thực sự làm gì để giúp phụ nữ. Nhưng điều này có thể là một phần nào đó cho việc giải thích vấn đề này.

Cuối cùng, chỉ cần đàn ông cho thấy dấu hiệu muốn trở thành đồng minh tốt cũng là một bước quan trọng đầu tiên cho thấy sự thay đổi trong cách mà nhiều đàn ông đã từng đối xử với phụ nữ trong cuộc đời họ. Chúng tôi tin rằng điều đó cũng dẫn đến tình trạng bình đẳng hơn tại nơi làm việc.

Khi nữ giới cho rằng nam giới là đồng minh, điều đó khiến họ cảm thấy hòa nhập và thuộc về với nơi làm việc hơn. Điều này cho thấy một điểm khởi đầu tốt cho những người đàn ông muốn trở thành đồng minh và họ nên tìm thêm nhiều cách để ủng hộ nữ giới tại nơi làm việc.

Báo The Conversation và tác giả  cho phép Gendertalkviet dịch sang tiếng Việt và đăng toàn văn. Thay mặt cho, Ban Biên Tập Gender Talk, chúng tôi xin gửi lời cám ơn chân thành tới Tác giả và Báo The Conversation cho phép chúng tôi đăng lại bài toàn văn. Sự đóng góp của Quý Báo The Conversation và tác giả rất quý giá và ý nghĩa. 

Link: 

Link gốc : 

Bài viết liên quan

PHIÊN TÒA GIẢ ĐỊNH NGÀY 20/4/2024
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI – LUẬT, TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN KÝ BIÊN BẢN GHI NHỚ HỢP TÁC NHẰM ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN ĐÀO TẠO NGÀNH LUẬT VÀ LUẬT KINH TẾ
[RECAP] HỌP HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH LUẬT – TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC
ĐẾN TẤM CÒN ĐI HỘI, SAO MÌNH LẠI KHÔNG?CÙNG “HỘI BẠN” ĐI DỰ “NGÀY HỘI”
GIAO LƯU TƯ VẤN NGÀNH TÂM LÝ HỌC VÀ LUẬT KINH TẾ QUA ZOOM ONLINE
Tại Sao ‘Uber Dành Cho Phụ Nữ’ Không Có Sự Phân Biệt Đối Xử
Buổi Trải nghiệm Field Trip Dinh Độc Lập của Lớp MCBT: “CONNECT WITH YOUR WORLD”
[RECAP] TALKSHOW ONLINE “LUẬT HỌC SO SÁNH, NHÌN TỪ GÓC ĐỘ QUỐC TẾ”
[RECAP] TOẠ ĐÀM “PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP NGÀNH LUẬT”
[RECAP] SỰ KIỆN RA MẮT TÁC PHẨM MỚI “TƯ DUY NHƯ MỘT LUẬT SƯ”
[RECAP] NGÀY HỘI TÂN SINH VIÊN – OPENING DAY K24
[RECAP] TALKSHOW “CÁC YẾU TỐ XÃ HỘI ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÌNH ẢNH CƠ THỂ VÀ RỐI LOẠN ĂN UỐNG”
[RECAP] PHIÊN TÒA GIẢ ĐỊNH VỀ BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ LÝ THÁNH TÔNG, QUẬN 8, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
[RECAP] Phiên tòa giả định ngày 20/5/2024 – Thực học và thực hành Luật của sinh viên Trường Đại Học Hoa Sen
Ngành Luật Kinh tế, Khoa Khoa học Xã hội – Luật, Trường Đại học Hoa Sen thông báo về một sự kiện đặc biệt và bổ ích: “Phiên Tòa Giả định” xét xử vụ án CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH.
Facebook Youtube Tiktok Zalo