go789 game bài đỉnh cao Nền tảng đáng tin cậy

Đại học Hoa Sen
VI EN

Thư mời tham dự Gender Talk #2

THƯ MỜI GENDER TALK #2

Ban tổ chức GENDER TALK thuộc Bộ môn Giáo Dục Khai Phóng-Khoa Khoa Học Xã Hội (KHXH), trường Đại học Hoa Sen (HSU) trân trọng kính mời Quý Anh/Chị/Em đăng ký tham dự buổi sinh hoạt chuyên đề về Giới & Bình đẳng giới- GENDER TALK #2:

Chủ đề:

– Vị thế của người phụ nữ trong Lê triều hình luật.

– Tâm lý học giới tính cho học sinh cấp 3.

Thời gian: 13g45-16g30, chiều Thứ 5, ngày 14 tháng 3 năm 2019.

Địa điểm: Trường Đại học Hoa Sen – Phòng 204, số 08 Nguyễn Văn Tráng, phường Bến Thành, Quận 1, Tp.HCM.

ĐỐI TƯỢNG THAM DỰ: GV-NV-SV, nhà nghiên cứu, nhà giáo dục, thầy/cô giáo và học sinh PTTH và cá nhân quan tâm trong và ngoài cộng đồng HSU.

ĐĂNG KÝ THAM DỰ qua đường link:

 

 

SƠ LƯỢC VỀ BÁO CÁO VIÊN (BCV):

Giới thiệu về ông Đỗ Hồng Quân:

Ông Đỗ Hồng Quân hiện đang là giảng viên tại Khoa XHH-CTXH-ĐNAH, Trường Đại học Mở Tp HCM. Ông hiện đang là nghiên cứu sinh Xã Hội Học của Trường ĐH KHXH&NV Tp.HCM. Các chủ đề nghiên cứu của ông liên quan chủ yếu đến phúc lợi xã hội, đời sống đô thị và các hình thái cộng đồng đô thị, giới và các hình thức bất bình đẳng trong xã hội.

Chủ đề 1: “Vị Thế của Người Phụ Nữ Trong Lê Triều Hình Luật.”

Người phụ nữ Việt Nam truyền thống được khắc hoạ như thế nào trong chế độ phong kiến Việt Nam? Cấu trúc của gia đình truyền thống và sự ảnh hưởng của Nho giáo đến các mối quan hệ gia đình được thể hiện như thế nào? Có sự khác biệt hay không trong chế độ gia trưởng ở gia đình Trung Quốc và Việt Nam?. Nhìn chung, những câu hỏi trên chính là những điều cơ bản đã được nhiều công trình nghiên cứu sử học, xã hội học, nhân học,… tiếp cận, phân tích. Mặt khác, những điều khoản quy định về người phụ nữ trong Lê triều hình luật được xem như những chỉ dấu đặc sắc về chế độ phong kiến Việt Nam. Đồng thời, nó cũng cho thấy sự tiếp biến có chọn lọc của các nhà làm luật Việt Nam trong việc kết hợp hài hoà hai yếu tố luật pháp và luật tục. Phân tích những điều trên giúp cho chúng ta hiểu hơn về lịch sử phong kiến Việt Nam cũng như những quy định tiến bộ về người phụ nữ được thể hiện trong gia đình, trong phân chia tài sản, thờ cúng tổ tiên, tính cá nhân hoá.

Giới thiệu về ông Phạm Hải Lâm 

Ông Phạm Hải Lâm là chuyên viên tham vấn tâm lý và cũng là người sáng lập CERM, nơi cung cấp dịch vụ giúp các bạn học sinh và sinh viên định hướng sự nghiệp và phát triển năng lực cá nhân. Ông Lâm đã từng làm việc tại Trường Doanh Nhân PACE và có hơn 10 năm phụ trách nhân sự – hành chính cho John Bean Technologies, Tập đoàn chuyên về máy móc thiết bị chế biến thực phẩm của Thụy Điển, có VPĐD tại Việt Nam. Đồng thời, ông Lâm cũng làm việc với sinh viên, học sinh trong các dự án hướng nghiệp và đào tạo kỹ năng trong suốt 15 năm qua.

Tốt nghiệp ĐH Khoa Học Tự Nhiên Tp.HCM ngành Khoa Học Vật Liệu, sau đó là ngành Tâm Lý Học tại ĐH Khoa Học Xã Hội & Nhân Văn Tp.HCM, hiện ông Lâm đang hoàn tất các Chương trình chuyên sâu sau Đại học liên kết với Bỉ về “Đánh giá và can thiệp tâm lý cho trẻ em gặp rối loạn học tập trong bối cảnh học đường – Khóa I” và “Tâm lý trị liệu hệ thống & Liệu pháp gia đình – Khóa V” cùng Chương trình Cao học về Tâm lý học trường học.

Chủ đề 2: Tâm lý học giới tính cho học sinh cấp 3.

Nhu cầu khám phá bản thân, tìm hiểu về giới và giới tính rất quan trọng đối với học sinh cấp 3. Từ những trải nghiệm thực tế và lắng nghe tâm tư, tình cảm của học trò; trăn trở, băn khoăn của giáo viên, và phụ huynh, tôi là nhà tham vấn chợt giật mình với vài điều giản đơn mà đôi khi quên bẵng việc giáo dục giới tính cho con mình và thậm chí băn khoăn không biết nên dạy những gì cho con. Bài chia sẻ này sẽ xoay quanh các câu hỏi như cần giáo dục những gì về giới tính cho học sinh cấp 3? Học sinh cấp 3 được giáo dục giới tính như thế nào? Ai là người giáo dục giới tính cho các em?

 

Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ:

Ban tổ chức GENDER TALK: cô Doãn Thị Ngọc <[email protected]>

Bộ môn Giáo Dục Khai Phóng

KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN

Website:  

W: //e-sexcash.com/

#GENDERTALKHSU

Facebook Youtube Tiktok Zalo